Không dừng lại ở đó, hôm nay giai cấp công nhân lao động thành phố còn tích cực học tập nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến cải tiến, những công trình nghiên cứu làm lợi, khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2011) và 125 năm ngày quốc tế lao động 1/5, Phóng viên Mỹ Trang đã phỏng vấn ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn lao động TPHCM xung quanh những thành tựu và những bước tiến của giai cấp công nhân thành phố trong thời kỳ Công nghiệp hóa-hiện đại hóa. VOH Online mời quý vị cùng nghe lại nội dung cuộc trao đổi này:
Vài nét về sự ra đời của Ngày Quốc tế lao động 1/5 Cách đây 125 năm, ngày 1/5/1886, giai cấp công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách dân sinh, dân chủ. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 ngàn người không đến nhà máy. Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Nhà cầm quyền đã đàn áp dã man làm hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt. Ngày 14/7/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế II được thành lập. Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản trên toàn thế giới. Từ đó, ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ngày Quốc tế lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. BBT |