Đại biểu quốc hội: Cần mạnh tay tước bằng, cấm lái xe đối với người lái xe uống bia rượu 

(VOH) - Thời gian qua, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông xảy ra có liên quan đến rượu bia, khiến dư luận rất bức xúc.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông thảm khốc do người lái xe uống bia rượu gây ra.

Theo thống kê, hằng năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 2,7 tỷ lít bia và 350 triệu lít rượu. Và hiện nay, bình quân mỗi ngày, nước ta có khoảng 20 người chết do TNGT.

Mặc dù quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã được đưa vào Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên, việc tuyên truyền, phòng, chống vi phạm nồng độ cồn hiệu quả chưa cao do thói quen uống rượu bia của người dân khá phổ biến.

lái xe uống rượu bia, tước bằng lái, nồng độ cồn

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn một người tham gia giao thông (Ảnh: Giáo dục TPHCM)

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn TPHCM bên ngoài hành lang Quốc hội nhận định: Nếu thực hiện phỏng vấn người dân, sẽ có rất nhiều người tưởng rằng phải uống rất nhiều rượu, bia thì mới vượt quá giới hạn nồng độ cồn cho phép. Trong khi đó, nam giới chỉ cần uống 1,5 lon bia và 2 ly tượu nhỏ đã ghi nhận nồng độ cồn từ 0,25 miligam/lít khí thở.

Bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ, không nên trông chờ chỉ xử phạt hành chính, mặc dù đã có chế tài khá mạnh, mà quan trọng nhất là xử phạt phải đạt hiệu quả.

Theo bà Lan: “Phải có những chiến dịch trọng điểm kiểm tra ở những vùng có nhiều quán rượu bia. Đương nhiên không thể kiểm tra hết 365 ngày, 24/24 nhưng phải có những đợt và sau đó có những thông báo cảnh báo cho người dân, rồi có những nghiên cứu so sánh tỉ lệ tai nạn giao thông xảy ra như thế nào. Phát huy các biện pháp phạt khác như lao động công ích, tham gia các lớp học về an toàn giao thông về trách nhiệm của mình thì mới được trả lại giấy phép lái xe”.

Đồng tình với quan điểm này, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đoàn Quảng Bình cũng rất bức xúc khi hiện nay có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc do người lái xe uống bia rượu gây ra.

Đại biểu Phương cho rằng các bộ ngành địa phương cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng lái xe, chất lượng đăng kiểm, tăng cường truyền thông nâng cao giải pháp khắc phục vấn đề vi phạm an toàn giao thông...

Tuy nhiên, vấn đề chưa có hệ thống quản lý vi phạm an toàn giao thông là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhờn luật, tái diễn các vi phạm như hiện nay.

“Vấn đề kết nối mạng để đảm bảo quản lý chặt chẽ vấn đề vi phạm an toàn giao thông rất quan trọng. Để cho trường hợp thu bằng lái thì tất cả các nơi đều không cấp và không cho thi. Vi phạm giao thông đã bị xử phạt thì không cho lái xe ở nơi khác nữa...” - Đại biểu Phương nêu ý kiến.

Để loại bỏ tình trạng này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - đoàn Bến Tre cho rằng, trước tiên cần phải có cách hình thức tuyên truyền, vận động để chính những người tham gia giao thông nhận thức được tác hại của rượu bia đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Trong trường hợp nhiều tài xế vẫn bỏ ngoài tai các thông điệp truyên truyền, cần phải có chế tài nghiêm minh trong xử phạt vi phạm: “Đã lạm dụng rượu bia mà ra đường thì kể cả chưa gây tai nạn vẫn phải xử lý. Bởi nếu đã gây tai nạn rồi thì nói làm gì. Đã là nguồn nguy hiểm cao độ, câu chuyện bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra thì phải cho phép lực lượng chức năng ngăn chặn ngay từ ban đầu. Cho phép cảnh sát giao thông nếu thổi có nông độ cồn thì tịch thu bằng ngay”.

Hơn 9,2 triệu tấn phế liệu đổ về Việt Nam năm ngoái - Chính sách cấm nhập khẩu của một số nước khiến Việt Nam trở thành điểm đến thay thế của nhiều phế liệu là rác thải.

Chính phủ muốn giảm một nửa xe công vào năm 2020 - Thực hiện nghiêm quy định về khoán xe cho các Bộ, ngành, theo Chính phủ, sẽ giúp giảm 30-50% số lượng ôtô công.