Đây là dự án có vốn đầu tư lớn gần 337.000 tỷ đồng nên các đại biểu rất quan tâm và có nhiều đóng góp ý kiến.
Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Bộ GTVT
Trình bày tờ trình của Chính phủ về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa cho hay, theo phương án tổng thể mà Bộ GTVT lập, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có diện tích thu hồi khoảng 5.000 ha, nằm trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi thu hồi cho dự án Cảng này và các dự án liên quan phục vụ cho việc xây dựng dự án là trên 5.600 ha. Trong đó, diện tích đất để xây dựng Cảng hàng không là 5.000 ha; đất để xây dựng hai khu tái định cư là trên 564 ha. Có 4.730 hộ gia đình, cá nhân và 26 tổ chức bị thu hồi đất cho dự án, trong đó có 4.000 căn nhà và 3.343 công trình khác…
Về các giai đoạn đầu tư của dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, cho hay:
Về cơ chế vốn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Vũ Hồng Thanh cho biết, Quốc hội đã thông qua Kế hoạch vốn trung hạn (giai đoạn 2016 - 2020), trong đó bố trí vốn cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Tổng kinh phí dự toán cho công tác giải phóng mặt bằng khoảng 23.000 tỷ đồng. Phần 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch vốn trung hạn đã được Quốc hội thông qua sẽ dành để tập trung bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng khu tái định cư, tiếp theo sẽ tiến hành các trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án sân bay. Tuy nhiên, theo trình bày của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, hiện nay, việc giải phóng mặt bằng đang gặp những khó khăn về vốn cần tham khảo ý kiến của các đại biểu:
Mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý
Trước đó, vào buổi sáng, hơn 28 lượt đại biểu đã tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Bên cạnh việc đề nghị mở rộng phạm đối tượng được trợ giúp pháp lý, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị quy định quyền trợ giúp pháp lý của trẻ em nên thống nhất, đồng bộ với các quy định hiện hành; nên đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc xác định các đối tượng trợ giúp pháp lý…
Phát biểu tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: điểm mới của dự án luật lần này đã mở rộng hơn, chất lượng trợ giúp pháp lý được chỉnh sửa, tinh gọn và có nhiều yêu cầu ràng buộc với các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Quy trình, thủ tục cũng đã mở rộng hơn, như mở rộng và chấp nhận mọi hình thức yêu cầu trợ giúp pháp lý. Người yêu cầu trợ giúp pháp lý cũng có thể gửi đơn trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện như bưu điên, thư điện tử… có quy định để giải quyết ngay khi chưa có đủ hồ sơ. Về xác định đối tượng cần được trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Lê Thành Long, cho biết:
Về bản chất, Luật Trợ giúp pháp lý được xây dựng xuất phát từ nguyên lý: những người được trợ giúp pháp lý phải là những người yếu thế, không có khả năng chi trả về mặt tài chính. Điều này phụ thuộc với quy định của 2 Công ước quốc tế: Công ước quốc tế năm 1966 về quyền dân sự và chính trị có khẳng định điều kiện những người không có khả năng chi trả và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Phát biểu kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dựa trên cơ sở ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, trên cơ sở đó sẽ cố gắng tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý để nâng cao chất lượng, hoàn thiện dự án của luật này, với mục đích rõ ràng:
Ngày mai (2/6), Quốc hội sẽ tiếp tục làm việc với các nội dung dự kiến, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này; buổi chiều sẽ thảo luận ở tổ về Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và Dự án Luật tố cáo (sửa đổi).