|
Những sân chơi an toàn và lành mạnh cho trẻ vẫn rất ít có ở Việt Nam.Ảnh: Internet |
Một vài năm gần đây, công tác chăm lo cho trẻ em ngày càng được các cấp các
ngành, các địa phương quan tâm hơn, nhất là từ khi có Quyết định số 37 của Thủ
tướng Chính phủ về tiêu chuẩn xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Từ đó, yêu
cầu bắt buộc mỗi xã, phường, thị trấn phải bố trí một cán bộ chuyên trách
trẻ em. Nhờ thế, công tác chăm sóc trẻ em đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Ngoài ra, nhiều địa phương đã tìm cách huy động từ các nguồn lực xã hội
hàng trăm tỷ đồng để thực hiện nhiều công trình có ý nghĩa. Đồng thời, tổ chức
các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí cho trẻ em, nhất là những
trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến nay, đa số trẻ dưới 6 tuổi đều đã
được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí; Đảm bảo cho trẻ có đủ
chỗ học; Thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, xây dựng thêm sân chơi văn
hóa...
Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng nhưng không phải địa phương nào cũng
thực hiện được hết các tiêu chí hướng đến quyền lợi của trẻ em theo bộ tiêu
chuẩn mà Quyết định 37 đã đề ra, trong đó có cả những địa phương đã được
công nhận là xã, phường phù hợp với trẻ em. Cái khó nhất vẫn là thiếu mặt bằng
để tạo sân chơi cho thiếu nhi. Đây là một trong những tiêu chí mà hầu hết
các xã phường còn "nợ" các em. Bên cạnh 10 khu vui chơi do TP.HCM đầu tư
xây dựng, các quận huyện cũng đã vận động xây thêm 34 khu vui chơi trên địa
bàn, nhưng con số này vẫn quá ít ỏi so với trên 1 triệu trẻ đang sinh
sống tại TP.HCM.
Đến phường Long Bình, quận 9 vào buổi chiều, tại sân của trụ sở UBND phường,
chúng tôi đã thấy lác đác có một vài em thiếu nhi đến đây để chơi thể thao. Chị
Nguyễn Thị Hai, cán bộ chuyên trách trẻ em phường Long Bình cho biết: Khi đi vào
xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, để tạo điều kiện cho các em có địa điểm
vui chơi, giải trí, phường đã tận dụng khoảng sân rộng của Ủy ban để làm sân
chơi cho trẻ vào buổi chiều và những ngày cuối tuần. Đồng thời, vận động được
hai giáo xứ cho tận dụng khoảng sân nhà thờ để làm sân chơi cho các em và làm
thêm hai điểm vui chơi cho trẻ ở hai bãi đất trống thuộc khu phố Thái Bình 1,
khu phố giãn dân. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế vì phường
Long Bình có đến 9 khu phố, địa bàn lại phân bố nhiều sông rạch, nhiều em ở xa
thì không có điều kiện để đến với các điểm vui chơi. Chị Nguyễn Thị Hai lo lắng:
Phường 3, quận 3 cũng là một trong những địa phương được công nhận là đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Phường đã chú trọng đến việc xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ, quan tâm đến công tác giáo dục lối sống cho các em. Nhà văn hóa của phường được tận dụng để làm sân chơi tập hợp các em thiếu nhi trên địa bàn. Bên cạnh đó, phường còn phối hợp với trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà tổ chức cho trẻ vui chơi, tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề với nhiều hình thức hoạt động phong phú để thu hút các em. Chị Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 3, quận 3, cho biết: Bên cạnh công tác chăm lo cho trẻ, địa phương rất chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức lối sống cho các em:
Với những nỗ lực trên, phường 3, quận 3 đã thu hút được các em đến với các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi do phường tổ chức có hàng trăm em tham gia. Chị Phương Thanh, cán bộ chuyên trách trẻ em của phường cho biết:
Thế nhưng, không phải xã phường nào cũng có nhà văn hóa để tập hợp các em. Thậm chí có những địa phương vẫn chưa có Nhà thiếu nhi như huyện Hóc Môn. Chủ yếu các xã tận dụng những khoảng đất trống để tạo sân chơi cho trẻ, những nơi này thường thì "nắng bụi mưa lầy", không đảm bảo an toàn cho trẻ. Chị Phạm Ngọc Thanh Tuyền, cán bộ chuyên trách trẻ em, Phòng Lao động thương bình xã hội, huyện Hóc Môn cho biết:
Tương tự, để tạo cho trẻ có sân chơi lành mạnh, giáo dục cho các em những kỹ năng tự bảo vệ mình, đoàn thanh niên ở xã Xuân Thới Đông đã tận dụng những tụ điểm sinh hoạt ở các ấp để tập hợp và tổ chức cho các em sinh hoạt. Chị Phạm Thanh Vân, bí thư đoàn xã Xuân Thới Đông chia sẻ:
Thiếu mặt bằng để xây dựng sân chơi cho trẻ em, đó là khó khăn chung của các địa phương- nhất là các quận huyện vùng ven. Tuy nhiên, để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, một số nơi đã nỗ lực tìm giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Xã Xuân Thới Đông huyện Hóc Môn đã đề ra dự án xây dựng khu vui chơi cho thiếu nhi trên địa bàn, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chị Võ Minh Hoàng, Phó Chủ tịch xã Xuân Thới Đông, cho biết phương hướng của xã trong thời gian tới:
Trẻ em là một thế hệ măng non, góp phần quan trọng vào sự phát triển tương lai của đất nước. Chăm lo cho trẻ em không phải là công việc nhất thời mà phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, tạo cho các em có một môi trường văn hóa lành mạnh, có điểm sinh hoạt để vui chơi giải trí là điều cần thiết, giúp cho các em có điều kiện, môi trường thuận lợi để phát triển tốt hơn. Nhưng muốn xây dựng được một môi trường như thế cho trẻ cần phải có sự chung tay góp sức của toàn xã hội./.