Làm nhiều năm không xong dự án BOT, TPHCM chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư Yên Khánh
Sau 6 năm đình trệ, TPHCM chính thức dừng hợp đồng BOT dự án đường nối Võ Văn Kiệt - cao tốc Trung Lương, dài gần 3 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng vừa được UBND TPHCM gửi nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và Công ty TNHH MTV đầu tư BOT TPHCM - Trung Lương (doanh nghiệp dự án). Động thái này được đưa ra do quá trình triển khai, hai đơn vị này có những vi phạm nghiêm trọng trong hợp đồng BOT đã ký với thành phố.
Chống lãng phí về phát triển kinh tế: Trắc trở dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TPHCM với tổng mức đầu tư xác định ban đầu gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 6/2016 nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào vận hành được do vướng mắc về pháp lý, không có nguồn vốn để hoàn thành công trình. Một trụ cầu bị hoang hóa, dây leo phủ kín tại khu vực đường liên tổ 4-11, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh thuộc dự án đường Võ Văn Kiệt nối cao tốc TPHCM - Trung Lương
Để giải quyết các vướng mắc cho dự án này, Chính phủ, UBND TPHCM và các bộ ngành liên quan cũng đã tích cực vào cuộc tháo gỡ trong những năm qua, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có có phương án thực hiện khả thi và có tính pháp lý cao nhất.
Cầu Phong Châu mới được đầu tư xây dựng với quy mô 4 làn xe cơ giới
Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu đẩy nhanh tiến trình đầu tư xây dựng cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C (tỉnh Phú Thọ), đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, hoàn thành năm 2025.
Ban Quản lý dự án Thăng Long chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ phương án thiết kế cầu Phong Châu (các phương án vị trí cầu, kết cấu cầu, khái toán kinh phí, phân tích, so sánh, luận chứng kinh tế - kỹ thuật…).
Cầu Phong Châu mới thiết kế phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, bề rộng cầu phù hợp quy mô 4 làn xe cơ giới.
Quảng Ninh: 100% đơn vị y tế sẽ thực hiện hoàn toàn bệnh án điện tử năm nay
Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, đến nay, toàn ngành y tế đã có 18/21 đơn vị khám chữa bệnh ứng dụng thành công bệnh án điện tử/bệnh viện không giấy tờ; 3 đơn vị còn lại đang được thẩm định công nhận. Như vậy trong năm 2024, 100% đơn vị y tế của tỉnh sẽ thực hiện hoàn toàn bệnh án điện tử thay thế cho bệnh án giấy, vượt mục tiêu đề ra hoàn thành vào năm 2025.
Bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá là cốt lõi và là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Bệnh án điện tử là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Vụ san lấp lòng hồ trái phép ở Bình Phước: 7 năm chưa bị xử lý
Bị xử phạt về hành vi san lấp hàng nghìn mét vuông lòng hồ trái phép và buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu, nhưng nhiều năm nay, công trình san lấp trái phép tại lòng hồ chứa nước Tân Lợi (Đập Bà Mụ) thuộc thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vẫn ngang nhiên tồn tại.
Theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Phước, ông Hoàng Văn Hiệp có hành vi tự ý san lấp lòng hồ với diện tích 2.283,8m2, đã bị UBND huyện Đồng Phú xử phạt 30 triệu đồng và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, nhưng đến nay đương sự chưa thực hiện. Khu vực san lấp trên đang bị bao phủ bởi cây cối, nằm giữa là một công trình lợp bằng mái tôn.