Đô thị hóa - cuộc sống người dân được nâng cao

(VOH) - Cách đây khoảng 10 năm, khi nhắc đến các khu vực như: Kênh Ba Bò, đường Tỉnh lộ 43 (Ngã 4 Gò Dưa., Q. Thủ Đức, nhiều người dân không khỏi rùng mình. Sau 1 thời gian phát triển cật lực, hoàn thành những công trình giao thông trọng điểm, cải tạo kênh mương, thực hiện mô hình nông thôn mới, cuộc sống người dân đã được nâng cao, kéo theo kinh tế phát triển.


Người dân bắt cá ở kênh Ba Bò hôm nay - Ảnh: A.THOA- Tuổi Trẻ

Chúng tôi trở lại kênh Ba Bò (giáp ranh giữa phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM và phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương), thấy dòng kênh giờ đây được khai thông rộng hơn 10 lần so với trước đây. Khu vực trước đây là đầm rau muống, tràn lan nước ô nhiễm giờ đã được kiên cố hóa bằng bêtông. Họng cống kênh Ba Bò chạy qua Tỉnh lộ 43 (nơi trước đây thường xuyên tắc nghẽn nước, gây ngập úng) giờ đã thay bằng một cây cầu bêtông lớn. Hai hồ điều tiết và hồ sinh học nằm trên lưu vực kênh đang xây dựng. Ở phía thượng nguồn, nước thải từ các khu công nghiệp vẫn chảy ra với khối lượng lớn nhưng mức độ ô nhiễm cơ bản đã được kiểm soát. Nước kênh có phần xanh và trong trở lại. Anh Phạm Quang Duy, sinh sống trên Tỉnh lộ 43 hồ hởi nói:

Bác Nguyễn Minh Tài, một người dân ở khu phố 2, phường Bình Chiểu - kể lại: "Cách nay hơn 15 năm, dòng kênh này nước trong vắt. Rồi bỗng nhiên các khu công nghiệp ở phía thượng nguồn Bình Dương mọc lên, nước kênh dần dần đen kịt và đặc quánh mùi hôi thối. Thời điểm đó khủng khiếp lắm, nước ô nhiễm từ thượng nguồn đổ về thường xuyên tống thẳng vào nhà dân rồi gây ra cảnh sạt lở, ngập úng trên diện rộng. Tôi còn nhớ kinh hoàng nhất là vào đêm 4-10-2009, nước cuốn hơn nửa con đường của Tỉnh lộ 43 (đoạn chảy qua cống hôi) tạo thành vực sâu 7-8m. Nhiều nhà trọ nằm chênh vênh bên bờ kênh. Hơn 1g sáng hôm đó, không người dân nào khu vực này dám ngủ vì sợ nước cuốn trôi. Thấy nước ô nhiễm quá, không ít người gửi con đi nơi khác học để tránh ô nhiễm. Ngày đó, người dân khu này khổ sở trăm bề vì ô nhiễm hoành hành".


Nhưng đó là câu chuyện của những năm về trước, còn bây giờ, nhiều cây cầu đã được bêtông hóa trên tuyến đường Ngô Chí Quốc và Tỉnh lộ 43. Các khu nhà trọ xập xệ đã được xây dựng lại khang trang, nhiều nhà dân chỉnh hướng quay mặt ra bờ kênh. Bên cạnh các doanh nghiệp ý thức hơn trong việc xả nước thải ra dòng kênh, các nhà dân dọc hai bên bờ kênh cũng tự đầu tư xây dựng nhà vệ sinh tự hủy. Các khu nhà trọ xây lấn chiếm hai bên bờ kênh đã cơ bản được giải tỏa và mở ra hai con đường chạy dọc từ thượng nguồn về hạ nguồn. Nhiều người còn mở nhà sách, tiệm tạp hóa để kinh doanh.

Dự án cải tạo kênh Ba Bò được UBND TP.HCM phê duyệt gồm các hạng mục: xây dựng tuyến kênh chính Ba Bò dài hơn 1.700m và tuyến kênh nhánh dài 865m, hồ điều tiết rộng 6 ha. Dự án gồm sáu gói thầu xây lắp, vốn đầu tư hơn 744 tỉ đồng. Theo số liệu mới nhất của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương cung cấp, sáu tháng đầu năm 2013 chỉ số ô nhiễm trên kênh Ba Bò đã giảm 8 lần so với thời điểm chưa thực hiện dự án cải tạo kênh Ba Bò (năm 2008). Ông Phạm Hoài Anh, Chủ tịch UBND Phường Bình Chiểu, Q. Thủ Đức cho biết:

Xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là chương trình có ý nghĩa to lớn nhằm tạo ra diện mạo mới cho nông thôn và nâng cao đời sống của người dân. Ngay từ đầu, các quận, huyện vùng ven thành phố đã xác định sự đồng thuận của nhân dân là yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò chủ thể trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nên việc tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa cũng như lợi ích do chương trình này mang lại được địa phương đặc biệt xem trọng.

Về các phường điểm xây dựng nông thôn mới, đi trên các tuyến đường vừa trải “đan”, nhựa thẳng tắp, chúng tôi cảm nhận rõ hơn sự thay đổi trên những đô thị đang đổi mới. Nhìn bà con đi lại thoải mái, đường xá rộng rãi, thông thoáng, xe lớn có thể vào tận nhà, chúng tôi có cảm giác như mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp đang đến rất gần. Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Phường Tam Bình, Q. Thủ Đức nói:


Xây dựng nông thôn mới là cả một quá trình với nhiều khó khăn vướng mắc nhưng một điều mà ai cũng nhận thấy rõ: qua chương trình, đô thị hóa đã khởi sắc lên rõ rệt. Dấu ấn rõ nhất cũng là thành công nhất của chương trình không chỉ là những con số khô khan mà là sức mạnh của sự đồng thuận, sự cộng hưởng từ cộng đồng, đó là: cùng nhau vận động đóng góp kinh phí, cùng nhau mở đường và cùng nhau thực hiện.

Ông Đỗ Tâm, Phó Chủ Tịch UBND Phường Tam Phú cho biết thêm mong muốn của phường trong quá trình đô thị hóa:


Tuyến đường QL1 chạy dọc qua các phường An Phú Đông, Bình Chiểu, Tam Bình (Q. Thủ Đức) gồng gánh hàng ngàn lượt xe mỗi ngày. Điểm nút ngã 4 Gò Dưa trước đây cũng là 1 nỗi ám ảnh của cánh tài xế và bà con mỗi khi di chuyển qua lộ trình này. Nhưng từ khi cầu vượt Gò Dưa được thông xe, tình hình giao thông trở nên thông thoáng. Nhắc đến cầu vượt Gò Dưa, người dân vui mừng:


Ông Phạm Hoài Anh, Chủ tịch UBND Phường Bình Chiểu, Q. Thủ Đức cho biết thêm:

Q.Thủ Đức là 1 trong 24 quận, huyện của TP.HCM chuyển mình phát triển. Sự phát triển này sẽ được nhân lên nhiều lần trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố. Dù chưa hoàn thiện như các quận trung tâm, nhưng đây sẽ là khởi đầu để tiếp bước cho những chặng đường sau trong công cuộc phát triển, nâng cao đời sống, mức hưởng thụ của người dân.