Đối tượng nào được trang bị vũ khí quân dụng?

(VOH) - Chiều 2/6, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc để lấy ý kiến các đại biểu với nội dung về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. 

Luật này có tất cả 8 chương, 78 điều, tăng 4 điều so với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Nghe bài viết:

Thu hẹp đối tượng được trang bị vũ khí

Điểm đáng chú ý, về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết: vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng và được trang bị cho các đối tượng khác nhau nhưng chúng đều là nguồn nguy hiểm cao độ có nguy cơ trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nên cần quản lý chặt chẽ trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng nhằm bảo đảm an toàn, tránh thất thoát, hạn chế việc lợi dụng, sử dụng vào hoạt động phạm tội. Việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đều dựa trên những nguyên tắc chung thống nhất. Chính vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật. 

Về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, trước một số ý kiến đề nghị thu hẹp đối tượng được trang bị vũ khí; cân nhắc việc trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng Kiểm lâm, Kiểm ngư, Hải quan, An ninh hàng không, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao… 

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ QH nhận thấy, đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 17 dự thảo Luật Chính phủ trình là những lực lượng, đơn vị đang được giao nhiệm vụ trực tiếp thi hành công vụ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nguy hiểm. 

Những lực lượng này hiện đang được trang bị vũ khí quân dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng đối với cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho hay:

Thống nhất với nhiều điều khoản của dự thảo sửa đổi của dự luật này, nhưng đại biểu Võ Đình Tín, đoàn Đắk Nông cũng nêu quan điểm, dự thảo luật cần tiếp tục hoàn thiện một số nội dung, cụ thể như đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ (Điều 17, Điều 22, Điều 26, Điều 51 dự thảo Luật Chính phủ trình) cần phải bổ sung thêm:

Phát biểu ý kiến đóng góp, nhiều đại biểu đồng tình với việc tiếp thu, chỉnh sửa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên đại biểu Giàng A Chu, tỉnh Yên Bái cho rằng, ở lĩnh vực sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu ở điều 32 và điều 42, Ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra mới chỉ đề cập trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết chứ chưa nghiên cứu sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ trong một số trường hợp đặc thù:

Đại biểu Quốc hội Giàng A Chu, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Lê Tấn Tới tỉnh Bạc Liêu cũng thống nhất về các đối tượng được phép sử dụng súng, vật liệu nổ đã quy định trong dự thảo luật nhưng cũng bày tỏ lo ngại khi công an xã được phép sử dụng súng nhưng nhiều trường hợp chưa có trách nhiệm trong việc bảo vệ súng, vật liệu nổ. Thêm vào đó, gần đây, báo chí cũng phản ánh nhiều trường hợp sử dụng trái phép súng và vật liệu nổ trái phép, gây lo lắng, bất an trong dân. Đại biểu Lê Tấn Tới bày tỏ:

Thẩm định công nghệ: Thời gian dài và thủ tục hành chính rườm rà

Trước đó, trong buổi sáng, các đại biểu đã nghe và góp ý về dự thảo luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là cần có chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN ở lĩnh vực nông nghiệp, nhất là ở những vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đối với luồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam cần khuyến khích chuyển giao công nghệ cao, tiên tiến đã được kiểm chứng, riêng đối với chuyển giao công nghệ trong nước, cần có chính sách thúc đẩy chuyển giao từ các viện, trường trong nước vào sản xuất; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh sự lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang khu vực doanh nghiệp trong nước.. 

Ngoài ra, thời gian thẩm định công nghệ cũng được nhiều đại biểu cho ý kiến là dài và nhiều thủ tục hành chính rườm rà, doanh nghiệp đầu tư chuyển giao công nghệ cũng còn vướng một số thủ tục bởi theo Luật Đầu tư, thời gian thẩm định công nghệ là 15 ngày, còn theo dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ là 20 ngày. Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh, tất cả những ý kiến đóng góp của đại biểu sẽ được ban soạn thảo cân nhắc, sửa đổi, bổ sung để khắc phục những thiếu sót:

Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Chu Ngọc Anh cũng cho biết: theo quy định tất cả các dự án sử dụng công nghệ được chuyển giao thì đều phải thẩm định. Đối với những dự án có công nghệ phức tạp, lần đầu tiên chuyển giao với Việt Nam, thời gian thẩm định kéo dài là phù hợp. Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói:

Bình luận