Nghe toàn bộ nội dung bài viết tại đây:
Chính phủ dự kiến nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 800.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 40.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác.
Trong khi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có tổng mức đầu tư là 48.261 tỷ đồng thì tỷ trọng vốn ngân sách Trung ương chiếm trên 85%, các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ; đồng thời, phải có cơ chế minh bạch về chế độ ưu đãi đối với khu vực doanh nghiệp tham gia đóng góp vốn cho 2 chương trình này. Đặc biệt, Chính phủ sẽ thực hiện nguyên tắc ưu tiên bố trí, phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, các địa phương chưa tự cân đối ngân sách căn cứ vào số thu và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng cân đối, bố trí vốn của từng địa phương…
Về Nghị quyết này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng:
Ngay sau khi biểu quyết thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình bày tờ trình về dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi).
Tờ trình dự án Luật nêu rõ, sau 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi, xuất hiện vấn đề mới tác động đến trẻ em và việc thực hiện các quyền trẻ em. Việc thực hiện Luật năm 2004 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng yêu cầu của các vấn đề mới phát sinh cần sự điều chỉnh của pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định trẻ em có quyền tham gia vào các vấn đề về trẻ em, trong khi các quy định về quyền này tại Luật năm 2004 chưa thể hiện được rõ về thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Ngoài ra, các biện pháp giám sát, báo cáo việc thực hiện các quyền trẻ em chưa được quy định cụ thể, do vậy một số nội dung, chỉ tiêu về quyền trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ…
Đây chính là những lý do cần thiết ban hành Luật mới thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, bảo đảm tương thích hơn với Công ước về quyền trẻ em và triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định:
Báo cáo thẩm tra dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết: Dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung làm rõ, sửa đổi một số nội dung: quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể hóa các nhóm quyền của trẻ em, nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội với trẻ em.
Liên quan đến việc nâng độ tuổi của trẻ em lên dưới 18 tuổi, thay vì dưới 16 tuổi như trước Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đồng tình và đánh giá quy định này hợp lý, tuân thủ theo Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Trẻ em cần được tạo điều kiện để hoàn thiện, phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần đến khi đủ tuổi trưởng thành. Liên quan đến dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng:
Trong sáng nay, sau khi Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trưng cầu ý dân, Quốc hội đã tiến hành thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật này.