Ghi nhận về dự thảo Luật thi hành án hình sự-Tranh luận về cách thức thi hành án tử hình

(VOH) - Thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn, tiêm thuốc độc hay ngồi ghế điện? Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến và tranh luận tại hội trường sáng nay 24/5, trong phần thảo luận về dự thảo Luật thi hành án hình sự.


(VOH) - Thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn, tiêm thuốc độc hay ngồi ghế điện? Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến và tranh luận tại hội trường sáng nay 24/5, trong phần thảo luận về dự thảo Luật thi hành án hình sự.

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi hành án hình sự, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Thu Ba cho biết: Về hình thức thi hành án tử hình vẫn có 3 loại ý kiến đưa ra hình thức tủ hình gồm: Xử bắn; tiêm thuốc độc và tử hình bằng cách ngồi ghế điện,…

Hình thức thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết-tỉnh Yên Bái, cho rằng: Hiện nay đa số các nước trên thế giới đang sử dụng hình thức tử hình bằng cách tiêm thuốc độc. Và cách xử bắn của chúng ta hiện nay đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như về pháp trường tổ chức thi hành án, về áp lực tâm lý đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án… và cần được thay đổi theo hướng nhân đạo hơn. Cùng với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn-Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, góp ý về vấn đề:

Thấu hiểu tâm trạng của người thi hành án, đại biểu Trần Bá Thiều-Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng lên tiếng: "Tước đi mạng sống con người là việc cực kỳ khó khăn, phức tạp. Tử tù trước khi ra pháp trường lương tâm thường được thức tỉnh, họ trở nên rất thánh thiện. Vì thế, chẳng ai muốn phải làm nhiệm vụ tước đi mạng sống của họ". Ông Thiều cho rằng, kể cả tiêm thuốc độc, hình thức được cho là nhân đạo nhất, thì người bấm nút tiêm cũng rất day dứt. Và việc áp dụng hình thức tiêm thuốc độc của dự thảo Luật thi hành án hình sự cần phải có lộ trình và thời gian thực hiện. Đại biểu Trần Bá Thiều, cho rằng:

Cũng có ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý các cách thức thi hành án tử hình bằng xử bắn, tiêm thuốc độc hay tử hình bằng ngồi ghế điện nên áp dụng theo tình hình của từng địa phương như lời đóng góp của đại biểu Hoàng Văn Em-tỉnh Quảng Trị:


Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra băn khoăn việc nếu chỉ tiêm thuốc độc thì e không đủ tính răn đe, nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm đang gia tăng mạnh. Vấn đề này được đại biểu Phạm Xuân Thường-Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, nêu ý kiến:

Xung quanh việc nên hay không nên cho gia đình thân nhân tử tù nhận xác ngay sau khi thi hành án tử hình. Về vấn đề này, đại biểu Lê Thị Nga, cho rằng:

Nhiều đại biểu Quốc hội nhìn nhận: Chúng ta cần có một Nghị định về việc có cho hay không cho gia đình thân nhân tử tù nhận xác ngay sau khi thi hành án tử hình. Có thể quy định vào từng cấp độ phạm tội của tử tù để mà giải quyết cho hay không cho nhận xác. Ví dụ với những loại tội phạm: Cầm đầu các băng đảng xã hội đen; Tội phạm mất hết nhân tính giết người hàng loạt thì không cho nhận xác ngay. Cũng có đại biểu cho rằng: Việc thân nhân tử tù chỉ được nhận xác sau 3 năm thi hành án tử hình không phù hợp với thực tế. Điều này được đại biểu Nguyễn Thị Kim Tuyến-Tỉnh Hà Tĩnh, chỉ ra: Ở miền Bắc còn tổ chức hình thức cải táng sau 3 năm chôn cất còn các tỉnh trong miền Nam thì sau khi chết họ chôn vĩnh viễn vậy việc không cho nhận xác sẽ dẫn đến tình trạng đất pháp trường sẽ bị thu hẹp mà thực tế hiện nay việc quản lý mộ phần của các tử tù bị xử bắn rất lỏng lẻo và nếu hài cốt cửa tử tù bị mất thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Một thực tế hiện nay cho thấy có đến 90% xác của tử tù sau khi thi hành án tử hình đã được gia đình dùng mọi cách để xác tử tù về an táng. Xung quanh vấn đề này đại biểu Nguyễn Văn Tuyết-tỉnh Yên Bái, góp ý thêm:

Trong phiên làm việc tại hội trường chiều nay, Quốc hội tiếp tục nghe Chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp Quốc hội Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trọng tài thương mại và tiếp tục tiếp thu ý kiến thảo luận của các đại biểu về dự án Luật này.

Quốc Dũng

Bình luận