Giá vàng hôm nay 24/12: Trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh

VOH - Các chuyên gia nhận định, giá vàng có thể tiếp tục dao động do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố kinh tế và chính trị.

Trong nước, các thương hiệu lớn ghi nhận mức giảm lên tới 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, trong khi giá vàng thế giới cũng sụt giảm đáng kể.

Gia vang 2024
Ảnh minh hoạ

Theo ghi nhận, giá vàng trong nước chiều nay có sự điều chỉnh giảm rõ rệt:

  • Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: 82,3 triệu đồng/lượng (mua vào), 84,3 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng.
  • Vàng SJC Phú Quý: 82,4 triệu đồng/lượng (mua vào), 84,3 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm lần lượt 100.000 đồng và 200.000 đồng/lượng.
  • Vàng DOJI tại Hà Nội và TPHCM: 82,3 triệu đồng/lượng (mua vào), 84,3 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
  • Vàng PNJ tại TPHCM: 83,6 triệu đồng/lượng (mua vào), 84,3 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng.
  • Vàng Bảo Tín Minh Châu: 82,5 triệu đồng/lượng (mua vào), 84,3 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 2.611,17 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tại Mỹ giảm 0,6%, còn 2.628,20 USD/ounce.

Chỉ số USD tăng 0,4%, dao động quanh mức cao nhất trong hai năm, làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác. Đồng thời, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng, tiếp tục tạo áp lực lên thị trường vàng.

Theo ông Peter Grant, chiến lược gia cấp cao tại Zaner Metals, thị trường vàng đang chịu tác động từ việc đánh giá kết quả cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) vào tuần trước. USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng đang là những yếu tố chính đẩy giá vàng đi xuống.

Ngoài ra, việc các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi thông tin mới từ các ngân hàng trung ương lớn cũng khiến thị trường vàng thiếu động lực.

Dù giá vàng đang giảm, nhưng năm 2024 vẫn đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của kim loại quý này. Giá vàng đã tăng 27% trong năm, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Đà tăng chủ yếu nhờ hoạt động mua vào mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, căng thẳng địa chính trị, và các chính sách nới lỏng tiền tệ.

Bình luận