Góp mật cho đời
Người công giáo TPHCM giúp nhau làm kinh tế, cùng nhau phấn đấu sống tốt, sống
có ích, biết sẻ chia…những nghĩa cử này đã lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Nhiều giáo xứ, tu viện đã tổ chức cơ sở dạy nghề miễn phí, giảm phí cho người
chưa có việc làm, đã giúp cho bao nhiêu người có được cái nghề nuôi sống bản
thân, gia đình, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Đã có hơn 200 doanh nghiệp là
người công giáo kinh doanh đủ các ngành nghề: Một số hộ gia đình Công giáo ở các
quận Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp…đã gầy dựng nhiều cơ sở kinh doanh, phát triển
sản xuất, làm thương mại, dịch vụ và hỗ trợ nhau làm kinh tế, chuyển giao kỹ
thuật, thi đua sản xuất, giúp nhau làm giàu chính đáng…giải quyết một khối
lượng lao động rất lớn, tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm.
Riêng ở các vùng ngoại thành như huyện Củ Chi, Hóc Môn, nơi đây có đông đồng bào
công giáo sinh sống bằng các ngành nghề truyền thống, chăn nuôi, như hộ bà Trần
Thị Lan, huyện Củ Chi từ làm rẫy, chuyển sang nuôi bò sữa, bây giờ cuộc sống gia
đình đã khấm khá hơn. Bà Trần Thị Lan nói:
Ngoài việc giúp hỗ trợ nhau làm kinh tế, những người công giáo TPHCM còn tham gia các hoạt động từ thiện hiệu quả. Nhấn mạnh đến vai trò của Ủy ban Đoàn kết Công giáo đã gắn kết đồng bào công giáo vào các hoạt động xã hội, từ thiện, ông Trần Trung Tính, Phó Chủ tịch UBMTTQ TPHCM cho biết:
5 năm qua, con số đóng góp của đồng bào công giáo cho hoạt động từ thiện đã tăng lên rất lớn với hơn 270 tỷ đồng. Và có lẽ con số này còn lớn hơn nữa bởi có nhiều người làm từ thiện một cách thầm lặng. Đặc biệt là các tu sĩ, các Linh mục, các Sơ, Dì ở các dòng tu. Họ thầm lặng dâng hiến tuổi xuân và tâm hồn cao đẹp cho những hoạt động từ thiện, bác ái. Các dòng tu, đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Đó là những trẻ em bị khuyết tật. Đó là những cụ già không nơi nương tựa, những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo.
![]() |
Linh mục Nguyễn Thực (trái), Chánh xứ Giáo xứ Hà Đông hiến khu đất hơn 4.000m² xây trường học và khu vui chơi, sinh hoạt cho giáo dân tại khu dân cư. (ảnh: SGGP) |
Ở Tân Bình, những người lang thang, cơ nhỡ, bán vé số, tàn tật, họ nói bằng
sự quý trọng về vị Linh mục Nguyễn Hữu Triết, Chánh xứ Giáo xứ Tân Sa Châu ở
phường 2, quận Tân Bình, bởi hàng ngày ông ngồi cùng bàn ăn với họ trong những
bữa cơm trưa từ thiện để thấu hiểu nỗi khổ của những người nghèo. Với Linh mục
Nguyễn Thực, Chánh xứ Hà Đông - Hạt Xóm Mới quận Gò Vấp, mỗi tháng, gần 3.000
người khiếm thị tại 20 quận hội người mù và 5 mái ấm đã được vị chân tu này
chuyển đến mỗi người 10 ký gạo và mì. Đây là phần quà mà vị chân tu này đã vận
động được của hơn 1.000 hộ giáo dân trong giáo xứ để đóng góp hàng tháng cho các
hoạt động từ thiện. Ngoài ra, mỗi tháng, nơi đây còn chuyển quà cho các cụ già
neo đơn, gia đình nghèo, các trẻ em khuyết tật.
Một việc làm ý nghĩa nữa của đồng bào công giáo mà Ủy ban đoàn kết công giáo
TPHCM đã thống kê được, đó là những tháng ngày tiếp sức mùa thi cho các học sinh
nghèo lên TPHCM đi thi. Đến thời điểm này, đã có 54 điểm tiếp nhận khoảng hơn
5.000 em tại các giáo xứ, tu viện. Các em chăm lo chỗ ở, ăn uống và đưa đón và
nhiều nơi còn bố trí bác sĩ, điều dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho các em.
Ngoài những nỗ lực góp phần cùng chính quyền TPHCM chăm lo dân sinh, phát triển
kinh tế, làm từ thiện, bác ái, đồng bào Công giáo TPHCM còn có ý thức trong việc
xây dựng lối sống lành mạnh, văn hóa, tránh xa các tệ nạn. Nhiều khu dân cư có
đông đồng bào Công giáo đã trở thành điểm sáng trong công tác phòng chống tệ nạn
xã hội, đó là: khu phố 2, khu phố 3 ở Giáo xứ Tân Lập quận 2; khu phố 1 và khu
phố 2 của Giáo xứ Bắc Hà quận 10; khu phố 3 thuộc Giáo xứ Tân Phú, quận Tân Phú;
khu phố 10 thuộc giáo xứ Hà Đông quận Gò Vấp. Đáng chú ý, nhiều người công giáo
đã dũng cảm truy bắt cướp bảo vệ tài sản cho người khác, như anh Nguyễn Anh Tuấn,
giáo dân ở Giáo xứ Bắc Hải quận Gò Vấp, Phó ban bảo vệ khu phố 1 phường 5, quận
Gò Vấp. Nhiều lần, anh Hải đã cùng lực lượng Công an dọc ngang trên các con, hẻm,
đường phố tham gia bắt hàng chục vụ cướp giật, trộm cắp tài sản và bắt giữ 150
đối tượng. Đồng bào Công giáo TPHCM, các hội đoàn Công giáo cũng đã tổ chức
những chuyến đi xa đến các vùng miền trên cả nước để khám bệnh, phát thuốc cho
bà con dân tộc, người nghèo ở vùng sâu vùng xa, đi thăm và chăm sóc bệnh nhân ở
các trại phong. Những chuyến đi sâu nặng nghĩa tình ấy cứ thế được nối dài. Nói
về sự đóng góp của đồng bào Công giáo TPHCM, Linh Mục Nguyễn Công Danh, Chủ
tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN - Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM cho
biết:
5 năm qua, đồng bào Công giáo TPHCM đã để lại những dấu ấn trên mỗi việc làm và những chuyến đi mang nặng yêu thương và đồng cảm. Một thành quả, không thể chỉ đong đếm về mặt vật chất, mà cả về tinh thần, về lẽ sống sẻ chia, mà có lẽ trên cuộc đời này, mỗi người chúng ta cần phải có./.