Chiều 20/9, BSCKII Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, Ban Chỉ đạo phòng, phòng chống dịch COVID-19 TPHCM đã có văn bản yêu cầu các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các phường, xã, thị trấn tiếp tục triển khai thần tốc việc lấy mẫu xét nghiệm để phân loại ngay nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời hiệu quả.
Trong đó, để đảm bảo các quy định và nguồn lực tham gia lấy mẫu, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM yêu cầu tiếp tục chia nhỏ địa bàn và tổ chức nhiều đội lấy mẫu phù hợp, chủ động huy động, tăng cường nguồn nhân lực tại địa phương tham gia công tác lấy mẫu. Tăng cường sự tham gia của ban điều hành khu phố, ấp, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, tổ nhân dân... trong quá trình tổ chức lấy mẫu tại địa phương.
Triển khai, hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm, cán bộ y tế hoặc tình nguyện viên phát test nhanh tới từng hộ gia đình, thực hiện giám sát xét nghiệm, ghi nhận kết quả, thống kê và báo cáo. Người lấy mẫu thực hiện đúng quy tắc 5K, đúng quy trình, quy định, công tác vệ sinh khử khuẩn, đặc biệt lưu ý về quy trình thay đồ bảo hộ, thay găng hoặc sát khuẩn găng khi lấy mẫu để tránh lây nhiễm chéo.
Việc triển khai xét nghiệm được thực hiện nhằm hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch, điều trị nhằm giúp Thành phố phấn đấu đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh theo Quyết định 3979 của Bộ y tế đối với TPHCM trước ngày 30/9.
Từ 6 giờ ngày 21/9, Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15, cho phép hoạt động nhiều dịch vụ
Theo Chỉ thị mới ban hành, Hà Nội duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Thành phố tiếp tục tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: Xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia. Dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép). Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Cũng theo chỉ thị mới, nhiều loại hình dịch vụ hoạt động trở lại trong điều kiện phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch như các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội,
Cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.