Quang cảnh hội thảo (ảnh: QĐND) |
Bàn Cờ là một địa danh nổi tiếng giàu truyền thống cách mạng, thuộc địa bàn phường 3 quận 3 hiện nay. Nơi đây không chỉ là điểm tựa của phong trào sinh viên - học sinh Sài Gòn mà còn là nơi hoạt động của các đồng chí cán bộ lãnh đạo cốt cán của cách mạng trong những năm tháng sục sôi đấu tranh chống Mỹ ngụy. Điểm tựa vững chắc của căn cứ này là những người dân lao động chân chất, sống giữa lòng địch nhưng hết lòng tin yêu, chở che cho cán bộ.
Trong bài phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Lệ - Bí thư quận Ủy quận 3 đã nêu bật địa danh Bàn Cờ bên cạnh vẻ yên lặng, lam lũ của một khu dân cư tập trung phần lớn người dân lao động, là một Bàn Cờ sục sôi cách mạng:
Tại hội thảo, ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã chia sẻ những kỷ niệm không thể nào quên trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở vùng đất này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo trong việc đánh giá đúng mức sự hy sinh to lớn của cán bộ, nhân dân Bàn Cờ, qua đó rút ra bài học giáo dục truyền thống cho thế hệ sau:
Với 9 ý kiến phát biểu và tham luận, hội thảo đã nêu lên được sự đóng góp to lớn của nhân dân Bàn Cờ đối với cách mạng, đồng thời khắc họa rõ nét hình ảnh những người mẹ, người chị Bàn Cờ đã được đi vào thơ ca như là biểu tượng của lòng quả cảm của nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc. Gần 40 năm chiến tranh đã lùi xa, quận 3 có 66 mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 17 Mẹ Việt Nam anh hùng ở khu vực Bàn Cờ.