028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

Kết thúc chất vấn các thành viên Chính phủ tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13

(VOH) - Chiều qua 14/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là người cuối cùng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13. Như vậy, qua 2 ngày rưỡi (từ chiều ngày 12/6 và kéo dài tới hết ngày 14/6/2013), lần lượt Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Bộ Văn hoá -Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá qua 2 ngày rưỡi thực hiện chất vấn 3 Bộ trưởng, 1 Trưởng ngành và Phó Thủ tướng có chất lượng tốt. Các thành viên Chính phủ đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, nắm vấn đề và cung cấp nhiều thông tin. Chính phủ và các Bộ trưởng đều thẳng thắn nhận trách nhiệm, tuy có trường hợp còn chung chung.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: Dantri.

Tuy là theo quy định, song cách điều hành các phiên chất vấn của Quốc hội đối với mỗi người khác nhau, tạo hiệu quả cao cho hoạt động chất vấn. Chính cách điều hành sắc sảo, thẳng thắn của người điều hành đã làm các phiên chất vấn có sức hút với dư luận. Chủ tịch Quốc hội mong muốn "Vấn đề là hậu chất vấn, là thực tiễn sau đó Chính phủ phải có chuyển biến, chuyển động, chứ không phải chỉ nói là xong".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá:

Tại phiên chất vấn chiều qua, nhiều đại biểu đã đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết những giải pháp cấp bách để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Quốc hội đề ra. Đây chính là ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm: đó là tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên nguồn lực cho các địa phương vùng khó khăn, vùng núi... Các bộ, ngành vào cuộc giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào cơ bản của nền kinh tế, sử dụng linh hoạt công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn giá để ổn định giá xăng dầu ở mức phù hợp và điều hành các công cụ tài chính, tiền tệ linh hoạt theo cơ chế thị trường là những giải pháp cực kỳ quan trọng được Chính phủ cam kết tại kỳ họp lần này.

Thành Sang
;