Tiêu điểm: Nhân Humanity

“Lo ngại về tình hình tội phạm nhất là tội phạm tham nhũng”

(VOH) - Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, sáng 7/11, Quốc hội đã tiến hành thảo luận, góp ý cho kết quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; công tác thi hành án và đặc biệt là thảo luận về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ trong năm 2013.
Đại biểu QH bức xúc về tình trạng tham nhũng gia tăng. Ảnh: Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Lê Như Tiến phát biểu ý kiến. (TTXVN)

Thảo luận tại phiên họp, đa số các ý kiến ĐBQH tán thành với những báo cáo của Chính phủ và các cơ quan tư pháp về công tác thi hành án, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013, cũng như kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 năm 2012 của Quốc hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn băn khoăn và cho rằng Báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh được toàn diện tình hình vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội; chưa đánh giá, phân tích đầy đủ các nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục trong công tác thi hành án thời gian tới. ĐBQH Vũ Xuân Trường - Đoàn Nam Định nhìn nhận:





Có đại biểu nhìn nhận: Trong năm 2013 số vụ việc phạm tội đã chững lại, tuy nhiên tính chất nghiêm trọng của mỗi vụ việc có dấu hiệu gia tăng. Cụ thể, số vụ án khởi tố mới tăng 1,23% so với năm 2012. Tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, tính chất nghiêm trọng hơn. Hoạt động của các băng, nhóm tội phạm dưới dạng bảo kê, siết nợ thuê, cho vay nặng lãi có chiều hướng tăng cao. Góp ý thêm về vấn đề này, ĐBQH Đoàn Ninh Bình - Lưu Thị Huyền cho rằng:



Nhìn vào báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong năm 2013, ĐBQH Huỳnh Nghĩa - Đoàn thành phố Đà Nẵng cho rằng: Báo cáo chưa phân tích, đánh giá toàn diện nguyên nhân của tình hình tội phạm, nhất là đối với những tội phạm có chiều hướng gia tăng như tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ,…Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao chưa chỉ ra được những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác của Tòa án nhân dân các cấp mà trọng tâm là công tác xét xử các loại án,…đại biểu Huỳnh Nghĩa - Đoàn thành phố Đà Nẵng, góp ý thêm:




Theo các đại biểu: Việc ban hành Nghị quyết số 37 của Quốc hội về công tác tư pháp đã có tác động tích cực, tạo chuyển biến đồng bộ trong triển khai công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân tối cao tới các cấp, các ngành, địa phương, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng cần xử lý nghiêm hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật tại đơn vị. ĐBQH Nguyễn Văn Hiến - Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn nhận:

Ðề cập công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, thời gian qua các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ án tham nhũng lớn nhưng chưa phản ánh thực tế tình trạng tham nhũng hiện nay. Thực tế cho thấy, tình trạng tham nhũng vẫn có chiều hướng gia tăng với tính chất phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp nhưng công tác phát hiện, xử lý vẫn rất hạn chế. Hiện nay các vụ án tham nhũng, nhất là những vụ án lớn đều được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, thông qua phản ánh của báo chí và nhân dân. Việc tự phát hiện tham nhũng của các cơ quan, đơn vị và thông qua công tác điều tra vẫn rất hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng xử lý hành chính đối với hành vi tham nhũng vẫn còn diễn ra, nhiều vụ án tham nhũng lớn với mức độ nghiêm trọng nhưng nhiều bị cáo vẫn được áp dụng hình phạt án treo, gây bức xúc trong nhân dân.



Nhiều ý kiến đề nghị, cùng với việc kiện toàn cơ quan phòng, chống tham nhũng ở cấp Trung ương, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. ĐBQH Đỗ Văn Đương - Đoàn TPHCM, đề nghị:



Có ý kiến đại biểu nhìn nhận: Trong năm 2013, việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng vẫn còn có những hạn chế: Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội nhưng số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra còn ít; quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng của các cơ quan tiến hành tố tụng còn chậm; việc xem xét, xử lý các hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý hành chính, cho hưởng án treo./.

Bình luận