Chờ...

Luật hóa việc bỏ phiếu tín nhiệm trong Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

Tiếp tục phiên họp thứ 27, sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Góp ý vào dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, phân định rõ địa vị pháp lý của các đoàn đại biểu Quốc hội. Theo các đại biểu, cần nâng cao vai trò, vị trí để đoàn đại biểu QH có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri tại địa phương. Có ý kiến đề nghị, tăng thêm thầm quyền đối với trưởng đoàn đại biểu QH.

Một điểm mới của dự thảo Luật là công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Tuy nhiên, theo một số đại biểu, công dân chỉ có thể dự kháng, quan sát theo dõi phiên họp của QH, không tham dự nhằm đảm bảo các phiên họp diễn ra trật tự, chất lượng. Đại biểu Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội góp ý:


Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (Điều 72), có ý kiến đề nghị để chuyên môn hóa hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy bản của Quốc hội thì số lượng thành viên không cần quá đông, nhưng tất cả hoặc phần lớn phải là đại biểu hoạt động chuyên trách (mỗi Ủy ban sẽ có khoảng từ 30 -50 % tổng số thành viên – phù hợp với dự kiến tăng cường đại biểu chuyên trách cho nhiệm kỳ tới).

Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Kso Phước cho rằng, cần xem lại cơ cấu, thiết chế của Hội đồng dân tộc để cơ quan này đại diện cho tiếng nói của tất cả các dân tộc, tăng số đại biểu là người dân tộc tham dự các Hội đồng nhân dân.