Tuy nhiên các đại biểu cũng thẳn thắn nhìn nhận: Quá trình thực hiện, Luật Xây dựng (2003) đã bộc lộ những mặt hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nước ta trong giai đoạn hiện nay; hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng còn bất cập, yếu kém,... Góp ý cho Điều 93 của Chương 5 quy định về cấp phép xây dựng tạm, ĐBQH Lê Trọng Sang - Đoàn TP.HCM cho rằng:
ĐB Võ Thị Dung - Đoàn TPHCM phát biểu tại tổ. Ảnh: SGGP |
Có đại biểu đề nghị: Luật Xây dựng (sửa đổi) lần này cần được xây dựng trên cơ sở thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, trong đó vừa bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, ổn định để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho hoạt động đầu tư xây dựng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động này. Xung quanh những quy định về giám sát cộng đồng trong đầu tư xây dựng các công trình, ĐBQH Võ Thị Dung - Đoàn TP.HCM nêu ý kiến:
Thảo luận và cho ý kiến liên quan đến 19 chương và 160 điều của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), nhiều đại biểu thừa nhận việc đánh giá một số quy định trong pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa phù hợp, chưa sát thực tế, thiếu cụ thể dẫn đến chậm đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn và hội nhập quốc tế; còn những chồng chéo trong các quy định của pháp luật. ĐBQH Đoàn Nguyễn Thùy Trang - Đoàn TP.HCM nêu thắc mắc:
Có đại biểu nhìn nhận: Hiện nay, nhiều vấn đề mới nảy sinh như tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái, do đó đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá. Một số quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường mới được ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 24, Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa 11 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đòi hỏi pháp luật bảo vệ môi trường phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung. Ủy viên Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Huỳnh Minh Thiện nêu ý kiến:
Nhiều đại biểu đề nghị: dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) phải khắc phục những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Sáng nay 12/11, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014; bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ; nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ và tờ trình về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.