Chờ...

Móc túi bệnh nhân và gian lận bảo hiểm y tế

(VOH) - Sự kiện bà Lưu Tố Lan - nguyên bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy làm giả hồ sơ để chiếm đoạt tiền của BHYT đã bị tuyên phạt 16 năm tù về tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” nhưng tưởng sẽ là một bài học sâu sắc cho những ai còn toan tính rút ruột bảo hiểm y tế.

 

Lưu Tố Lan (áo màu cam), nguyên bác sĩ Khoa nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy, bị cáo buộc là người cầm đầu đường dây rút ruột bảo hiểm y tế (BHYT). Cạnh bên là 11 cộng sự làm ăn một thời của Lan.

Không ít người hy vọng qua vụ án trên thì vấn nạn tiêu cực này sẽ được đẩy lùi. Thế nhưng, thực tế diễn ra thời gian qua đã không như mong đợi, tình trạng móc túi bệnh nhân, gian lận bảo hiểm y tế vẫn diễn ra với các hình thức tinh vi hơn và đối tượng gian lận thì không chỉ là những người mặc blue trắng thiếu y đức mà còn có cả những những bệnh nhân có cái tâm thiếu trong sáng.
Tại bệnh viện tỉnh Đak Lak, ông Phạm Ngọc Minh đi khám viêm họng ở đây và được chỉ định xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang tim, phổi... tổng chi phí khám và xét nghiệm lên đến 800.000 đồng, nhưng kết luận bệnh vẫn chỉ là... viêm họng, làm bệnh nhân hết sức bức xúc:

Còn trường hợp của anh Nguyễn Chu Thoanh, 39 tuổi, đến Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TPHCM khám bệnh và được thực hiện các xét nghiệm cần thiết mất hơn 1 triệu đồng. Sau đó, anh mang kết quả này đến BV khác điều trị, nhưng thật bất ngờ, bệnh viện yêu cầu anh phải làm lại toàn bộ xét nghiệm vì các xét nghiệm được thực hiện trước đó tại Medic chỉ để tham khảo mà thôi .

Theo các bác sỹ giải thích: Hiện nhiều bệnh viện, phòng khám đã áp dụng hình thức chi hoa hồng cho bác sĩ khi chỉ định xét nghiệm, chỉ định thuốc. Tất nhiên, không phải bệnh viện nào cũng chi hoa hồng cho bác sĩ, nhưng tình trạng này đã và đang tồn tại ở một số nơi và đang làm khó thêm cho túi tiền của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế rất khó thu tiền người bệnh từ dịch vụ khám và chữa bệnh thông thường, do viện phí có mặt bằng chung. Trong khi các dịch vụ cận lâm sàng như xét nghiệm, chụp chiếu chẩn đoán thì có thể chỉ định vô tội vạ, gồm cả những dịch vụ như chụp cộng hưởng từ mức phí thông thường hiện nay là 2,5 triệu đồng. Nhất là đối với các bệnh viện hoạt động theo nguyên tắc tự thu tự chi như một số bệnh viện phụ sản của TP mà Bs Ngô Viết Thịnh - Bệnh viện Ung Bướu TPHCM cho biết:

Vị bác sỹ này cũng lấy ví dụ: khi bệnh viện nhập một máy CT về với số vốn là 20 tỷ đồng, trong năm năm họ phải tìm cách hoàn vốn từ cổ máy đó, những năm tiếp theo sẽ là lãi ròng. Nếu ngày nào cũng có người chụp CT thì cổ máy đó được coi như gà đẻ trứng vàng. Chính vì vậy, các cơ sở y tế này tìm mọi cách để bệnh nhân nào cũng phải chụp CT hết. Hoặc như xét nghiệm máu hiện nay đã có bộ Kid, cho kết quả nhanh chóng mà vốn bỏ ra lại không nhiều nhưng chỉ cần làm một xét nghiệm lấy máu bỏ tí hóa chất vào làm là đã lấy của bệnh nhân 40 đến 50 ngàn đồng. Hầu như, bất kỳ ai dù bệnh nhẹ hay nặng, khi đến gặp thầy thuốc đều được chỉ định làm xét nghiệm, ít thì một xét nghiệm, nhiều có khi lên đến cả chục xét nghiệm. Việc phải làm xét nghiệm hay không đều phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ:

Bên cạnh việc loạn các xét nghiệm, chụp chiếu của một số bệnh viện thì về phía bệnh nhân, cũng có khá nhiều trường hợp lợi dụng thẻ BHYT của mình để rút ruột bảo hiểm y tế. Bác sỹ Hồ Hoàng Tuấn - Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết: “bây giờ bệnh nhân gian lận bảo hiểm y tế cũng nhiều, gian lận bác sỹ luôn, cứ đi khám hoài để lấy thuốc bảo hiểm về bán, mặc dù không bao nhiêu nhưng lặp lại nhiều lần, cả năm, hay hai ba năm thì số tiền sẽ lên đến hằng trăm triệu cho một bệnh nhân gian lận BHYT . ví dụ như bệnh viêm xoang, người ta cứ khai một loại bệnh để lấy thuốc kháng sinh, mà chỉ thuốc kháng sinh mới có giá thôi. Như thuốc clamoxyl mười mấy ngàn 1 viên, bệnh nhân đem bán 10.000 đồng một viên là cũng có lời rồi”.

Qua kết luận thanh tra một số tỉnh thành trong cả nước về việc sử dụng quỹ BHYT, ông Nguyễn Tá Tỉnh - phó trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế - Bảo hiểm xã hội VN phân tích :



Đối với việc xử lý những sai phạm về gian lận quỹ BHYT về phía BHXH Việt Nam, ông Nguyễn Minh Thảo - Phó TGĐ khẳng định:




Như vậy, có thể thấy việc xử phạt các bệnh viện bằng cách thu hồi lại số tiền bội chi còn quá nhẹ, rất ít vụ bị phát hiện cũng là tín hiệu đáng lo ngại đối với ngành BHYT. Để hạn chế tình trạng rút ruột BHYT, thiết nghĩ, vấn đề cốt lõi là nâng cao y đức và các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên có những đợt thanh kiểm tra, giám sát để có biện pháp phòng ngừa, nếu không sẽ còn có những người đi khám bảo hiểm mà toàn bị cho thuốc rẻ, chữa không lành bệnh, thuốc đắt, thuốc quý thì tuồn ra ngoài bán lấy tiền. Mặt khác, ngành chức năng phải xử lý nghiêm khắc, triệt để với các cơ sở y tế, các cá nhân vi phạm có hệ thống và cần thiết thì rút giấy phép hành nghề ./.