Ngân sách đất nước đang trong tình trạng giật gấu vá vai
Nghe bài viết:
Có thể thấy, trong năm 2013, sự điều hành của Chính phủ có nhiều nỗ lực, do đó, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, kinh tế đất nước trong năm 2013 vẫn rất khó khăn, một số cân đối vĩ mô chưa vững chắc, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản chưa phục hồi; sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ, không phát sinh số thuế phải nộp cao hơn so với các năm trước là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc giảm thu ngân sách Nhà nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt trên 752.000 tỷ đồng, giảm 63.630 tỷ đồng (tương đương 7,8%) so với dự toán. Đề cập đến những bất cập trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước hiện nay, ĐBQH Trần Du Lịch – Đoàn TP.HCM đã nêu ra 3 nguyên nhân:
Theo ĐBQH Trần Du Lịch, thời gian qua có nhiều Bộ-ngành đã có dấu hiệu tích cực trong việc rà soát và cắt giảm các khoản chi không thiết thực, gây lãnh phí và không hiệu quả. Cụ thể là vừa qua Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải qua xem xét đã quyết định điều chỉnh lại 4 dự án, điều này đã tránh được việc lãng phí hơn 15.000 tỷ đồng. Đại biểu Trần Du Lịch cũng đề nghị: Để tiết kiệm thì chúng ta không nên vung tay quá trán trong vấn đề xây dựng trụ sở-cơ quan, mua sắm trang thiết bị và phải nhận thức rằng việc chi cho xây dựng trụ sở-cơ quan, mua sắm trang thiết bị, đó là chi tiêu dùng chứ không phải chi cho ngân sách đầu tư. Hiểu kỹ được chuyện này thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản chi.

Đa số ý kiến ĐBQH cho rằng, trong khi tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 5,4% nhưng Chính phủ báo cáo số liệu hụt thu nội địa khá lớn. Đề nghị Chính phủ đánh giá thực chất hơn về mức tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó rà soát lại về khả năng thu, tăng cường chống thất thu, xử lý nghiêm gian lận, trốn thuế; đôn đốc thu hồi nợ đọng để có số ước thu ngân sách Nhà nước tích cực hơn. ĐBQH Cao Sỹ Kiêm - tỉnh Thái Bình, góp ý thêm về vấn đề này:
ĐBQH Danh Út - Đoàn Kiên Giang cho rằng: Trong khi thu ngân sách Nhà nước giảm nhiều nhưng chi đầu tư phát triển vẫn tăng; phân bổ, bố trí vốn xây dựng cơ bản chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực. Vẫn còn nhiều dự án triển khai chậm tiến độ, phân bổ vốn không đúng,... Đại biểu Danh Út, đề nghị:
Nhìn vào báo cáo thu-chi ngân sách của Chính phủ trong năm 2014, ĐBQH Nguyễn Hữu Đức - Đoàn Bình Định, kiến nghị:
Theo đánh giá của các ĐBQH về tình hình huy động các nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2013 có thể thấy kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí từ ngân sách Trung ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn (55,4%). Ngân sách địa phương còn ở mức thấp (26,6%) và nguồn vốn huy động từ nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vẫn còn rất hạn chế. Việc cân đối kinh phí từ ngân sách địa phương, vốn tín dụng và nguồn vốn khác huy động trên địa bàn chủ yếu tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia có mức bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình đạt tỷ lệ khá thấp so với kinh phí đã được phê duyệt. ĐBQH Hà Sơn Nhim - Đoàn Gia Lai, nhìn nhận:
Về phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016, trên cơ sở tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung 170 nghìn tỷ đồng, đại biểu Trần Quốc Tuấn - ĐBQH tỉnh Trà Vinh, nêu ý kiến:
Trong phiên thảo luận tại các tổ chiều nay, các ĐBQH tiếp tục thảo luận và góp ý cho tình hình triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa 13 thông qua.