Nguồn nhân lực cho công tác cai nghiện còn nhiều bất cập

(VOH) - “Nguồn nhân lực cho công tác cai nghiện còn nhiều bất cập”, đó là ý kiến của đa số các đại biểu tham dự Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm chương trình tiếp cận và hỗ trợ cho người sau cai trên địa bàn TP. HCM do Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội TP. HCM tổ chức vào sáng nay, 11-10.
Tính từ thời gian triển khai kế hoạch tái hòa nhập cộng động ( tháng 8/2008), TP. HCM đã cai nghiện cho hơn 19.000 đối tượng, số tái nghiện là gần 2.600 người, tỷ lệ tái nghiện gần 21% (tính trên tổng số trên 12.000 người có danh sách quản lí). So với cả nước, tỷ lệ tái nghiện tại TP. HCM tương đối thấp, tuy nhiên công tác cai nghiện và quản lý đối tượng sau cai đang gặp không ít khó khăn, một trong những vấn đề đó là xuất phát từ nguồn lực cán bộ đảm đương công tác này. Một đại biểu cho rằng:

Một đại diện của Ủy ban phòng chống AIDS TP. HCM cho biết có hơn 50% người nghiện ma túy bị nhiễm AIDS, điều đó cho thấy sự khó khăn, nguy hiểm của những công việc có liên quan đến đối tượng nghiện này. Tuy nhiên, hiện phụ cấp của cán bộ phụ trách ma túy, mại dâm, AIDS rất thấp, thu nhập tổng cộng bình quân của mỗi người chỉ khoảng hơn 1triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Ngọc Thạch- Chi Cục trưởng chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP. HCM nói:

Công việc khó khăn, thu nhập không đủ sống nên đội ngũ này thay đổi liên tục, gây khó khăn cho Sở LĐ,TB&XH trong công tác huấn luyện nghiệp vụ.

Cũng theo báo cáo dự thảo kết quả công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy và quản lý sau cai giai đoạn 2006-2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội cho thấy, có trên 50% cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi và quản lí sau cai nghiện chưa được tham gia các khóa đào tạo cơ bản hoặc cập nhật kiến thức về quản lý sau cai, 44% chưa qua đào tạo, 80% Trung tâm không có cán bộ tư vấn tâm lý, 60% Trung tâm không có bác sĩ.

TP. HCM cũng đã gửi đề xuất lên Bộ LĐTB và XH kiến nghị Chính phủ quan tâm ban hành các chính sách, chế độ phụ cấp đặc thù thu hút nhân sự làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Đặc biệt quan tâm cán bộ cấp phường-xã-thị trấn vì đây là lực lượng trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với nhóm có nguy cơ cao.


Bình luận