Sáng 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản đã rơi vào khủng hoảng gần một năm nay với số doanh nghiệp phá sản tăng 40%. Doanh nghiệp gặp khó trong huy động vốn từ cả kênh ngân hàng, trái phiếu, chứng khoán… lẫn từ khách hàng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải ngưng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, giảm lương, giảm nhân sự…
Để phục vụ hội nghị này, Bộ Xây dựng đã có báo cáo về tình hình thị trường bất động sản.
Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở khan hiếm trong năm 2022 trong khi nhà ở cho người thu nhập thấp thiếu, cơ cấu sản phẩm bất động sản bình dân giảm dần từ 20% xuống dưới 5%, số lượng dự án triển khai rất hạn chế.
Về tín dụng bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết dư nợ tín dụng bất động sản trong năm 2022 khoảng 800.000 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tính đến 12/2022 là khoảng 400.000 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng đánh giá năm 2022, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do khó tiếp cận được các nguồn vốn, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, không bán được sản phẩm...
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản, tổ công tác của Chính phủ đã làm việc với các địa phương, các doanh nghiệp, tổng hợp tài liệu các điểm nghẽn chính của thị trường. Bộ Xây dựng cũng đề xuất lên Chính phủ, Quốc hội một số giải pháp.
Bộ Xây dựng tổng hợp khái quát những khó khăn mà ngành bất động sản đang gặp phải:
Liên quan đến pháp luật về đất đai, điển hình là xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giao đất, đấu giá…đặc biệt là xác định đâu là giá đất thị trường.
Liên quan đến pháp luật về quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng.
VOH tiếp tục cập nhật thông tin.