“Nóng” vấn đề giải quyết chế độ chính sách, đào tạo nghề

(VOH) - Sáng ngày 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tuyến giữa đoàn Đại biểu Quốc hội 63 tỉnh thành với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Bộ trưởng cần thẳng thắn, rõ ràng, nêu cụ thể chỉ tiêu để đại biểu và người dân giám sát. 

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Phạm Thị Thu Trang – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi, hiện nay người dân phản ánh hệ thống cơ sở dạy nghề có quy mô quá lớn nên công tác quản lý thiếu tập trung, chất lượng thấp, cung vượt cầu. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình nguyên nhân của tình trạng này cũng như hướng xử lý của Bộ trong thời gian tới.

Xung quanh câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Thu Trang, ông Đào Ngọc Dung cũng nhìn nhận, tình hình đầu tư không đồng bộ, không phù hợp quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất to nhưng không dùng tới, “đắp chiếu” hoặc cho thuê làm việc khác của các trường đào tạo nghề là có thật. Do đó, chủ trương của Chính phủ là nếu không bức thiết thì không lập trường dạy nghề công lập:

Nhiều đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm đến chế độ chính sách cho cựu thanh niên xung phong.

Theo thống kê, số TNXP hy sinh trong kháng chiến là trên 5.600 người, số tồn đọng chưa giải quyết công nhận liệt sĩ là trên 600 người, bên cạnh đó còn khoảng 8.700 người chưa được xác nhận là thương binh, có một phần bị chất độc da cam.

Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, Đại biểu Vũ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như Chính phủ tiếp cận sâu sát hơn về vấn đề này:

 

Trả lời câu hỏi mà đại biểu đặt ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: TNXP là nhóm đối tối tượng đặc biệt ưu tiên giải quyết, đến nay đã có 60 ngàn TNXP được hưởng chế độ của thương binh, 6.000 TNXP được xác nhận liệt sĩ. Tuy vậy số liệu do ngành lao động thương binh quản lý và Hội Cựu TNXP còn chưa khớp. Do đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh giải pháp cụ thể:

 

Nêu con số còn khoảng 200 ngàn hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập, 300 ngàn hài cốt đã quy tập nhưng thiếu thông tin, đại biểu Đinh Duy Vượt – đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ những giải pháp để quy tập hết và đẩy nhanh tiến độ xác định danh tính liệt sĩ.

Về câu hỏi này, người đứng đầu ngành lao động, thương binh và xã hội khẳng định, sẽ cố gắng càng nhanh càng tốt, vì thời gian không chờ đợi chúng ta. Riêng việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, ông Đào Ngọc Dung nêu rõ:

 

Vấn đề đào tạo, giải quyết việc làm cũng là một nội dung được nhiều đại biểu chất vấn. Đại biểu Nguyễn Thanh Hải – đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới. Còn đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum thì nêu thực trạng:

 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, các giải pháp của vấn đề nguồn nhân lực đã được nêu rõ trong nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Trong đó, giải pháp quan trọng là phải đột phá trong kết nối với doanh nghiệp, đào tạo trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; nâng cao kỹ năng mềm, kỷ luật cho người lao động; đổi mới áp dụng công nghệ; chuyển dịch từ khu vực sản xuất giá trị thấp sang giá trị cao; đổi mới quản trị doanh nghiệp…

Riêng việc đào tạo, giải quyết việc làm cho người tàn tật, khuyết tật, ông Đào Ngọc Dung cho rằng lợi ích kinh tế không thể sánh với lợi ích tinh thần, do đó Bộ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chung tay hỗ trợ cùng chính quyền và ngành.

Theo ghi nhận, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã dành phần lớn thời gian để tập trung đi thẳng vào trả lời những câu hỏi của đại biểu, không đọc báo cáo cũng như dẫn chứng quá nhiều số liệu. Đa số đại biểu Quốc hội hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng.

Buổi chiều, đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh thành tiếp tục chất vấn trực tuyến Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.