Sáng 17/12, Hội thảo "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa" tổ chức tại Bắc Ninh với sự tham dự của gần 800 đại biểu, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về văn hoá.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, cần có những định hướng lớn phát triển con người, xây dựng văn hoá thật là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước.
Hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược, ông Trần Thanh Mẫn khẳng định.
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu, trên con đường đi từ truyền thống đến hiện đại, để thành công, các quốc gia có bề dày lịch sử văn hóa đều nỗ lực xây dựng các thể chế, thiết chế, chính sách văn hóa.
Vừa khơi dậy, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, trì trệ, hóa giải các cú sốc văn hoá, tạo ra những bước chuyển nhịp nhàng giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển nền văn hóa đất nước”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; Kết nối linh hoạt giữa quốc gia và quốc tế; Kết nối giữa truyền thống và hiện đại; Phát huy vai trò của văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa, bác học...
Phát triển văn hoá luôn bắt đầu từ người dân, nhân dân là trung tâm, vừa là người hưởng thụ văn hoá, vừa là người trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động văn hoá, cung cấp các dịch vụ công và thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hoá, ông Nguyễn Xuân Thắng nói.