028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

Phụ nữ nông thôn vượt khó làm kinh tế giỏi

(VOH) - Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp đã có nhiều đóng góp đưa đất nước vượt qua khó khăn, trong đó có vai trò quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tích cực tham gia sản xuất trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, cũng như các ngành nghề khác. Nhiều chị em đã nỗ lực vươn lên, trở thành những người chủ cơ sở sản xuất, chủ trang trại chăn nuôi, chủ vườn lan, cây kiểng v.v... Chị Phạm Thị Minh Linh, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, đã kiên trì phát triển thành công nghề sản xuất bánh tráng là một điển hình.
TPHCM: Tuyên dương phụ nữ làm kinh tế giỏi nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành Hội LHPN Việt Nam.

Khởi nghiệp từ việc trồng nấm mèo với nguồn lợi nhuận khá đáng kể, nhưng rồi hiệu quả sản xuất ngày càng sụt giảm. Không nản chí, chị đã quyết định phát triển thêm nghề sản xuất bánh tráng. Thời gian đầu tất nhiên không tránh khỏi thất bại, nhưng nhờ chị quyết tâm học hỏi, rèn luyện kỹ thuật, tay nghề, nên chất lượng bánh tráng được nâng cao hơn. Từ đó, cơ sở kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu của chị hoạt động ngày càng hiệu quả, tạo dựng được uy tín, thương hiệu, chủ yếu là xuất khẩu bánh tráng sang thị trường Pháp. Mỗi chuyến hàng, chị có thể xuất đi khoảng 13 tấn bánh tráng. Nhờ vậy, chị có thể thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng, đồng thời, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nói về việc phát triển nghề, chị Linh chia sẻ:

Tuy nhiên, thành công mà những người phụ nữ nông thôn đạt được không hề dễ dàng, mà đó là kết quả của quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Từ nguồn vốn hỗ trợ ban đầu, nhiều chị đã biết sử dụng khéo léo để phát triển sản xuất. Ngoài ra, các chị còn biết nâng cao kiến thức, trình độ bằng cách chủ động tham gia các lớp đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật. Qua đó, gặt hái được nhiều thành công. Trong số những nông dân làm giàu với nghề trồng lan, có chị Trần Ngọc Tuyết ở ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp toàn quốc. Có đến tận khu vườn rộng khoảng 4 ha với 120.000 gốc lan mokara đang khoe sắc rực rỡ, chúng ta mới hiểu được sự đam mê, cần mẫn, chịu khó của người phụ nữ nông dân này. Nếu không kiên trì, quyết tâm khắc phục những khó khăn ban đầu, thì chị khó có thể gầy dựng được vườn lan có quy mô lớn nhất nhì thành phố với thu nhập mỗi năm hơn một tỷ đồng. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình chị ngày càng sung túc, ấm no. Để có được thành công như hôm nay, chị phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc hoa lan, cũng như tự nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới. Đặc biệt, chị Tuyết cho biết những chuyến tham quan học tập kinh nghiệm trồng lan ở nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích:
Ngoài làm giàu cho bản thân, gia đình, nhiều chị còn đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội, quan tâm tạo công ăn việc làm, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ nhiều nông dân phát triển sản xuất. Như chị Nguyễn Thị Hường, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, nông dân tiêu biểu của thành phố, không chỉ sản xuất giỏi mà còn thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ nông dân nghèo. Do chị siêng năng, chịu khó chăm sóc, nên đàn bò sữa phát triển rất tốt, đạt năng suất cao, khoảng 260 kg sữa/ngày. Từ đó, giúp chị kiếm được thu nhập ổn định. Đặc biệt, chị còn mạnh dạn đứng ra thành lập trạm thu mua sữa, giúp bà con tiêu thụ sản phẩm. Nhờ chị hỗ trợ nông dân mua giống, mua máy vắt sữa, cũng như sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, nên trạm thu mua của chị thu hút nhiều nông dân tham gia. Với số lượng hơn 60 hộ nông dân, mỗi ngày trạm có thể cung cấp 6 tấn sữa tươi cho nhà máy. Ngoài ra, chị còn mở đại lý thức ăn gia súc phục vụ nhu cầu chăn nuôi của bà con. Nói về sự giúp đỡ của chị Hường, anh Phạm Văn Pha, nông dân nuôi bò sữa ở xã Tân Hiệp cho biết:
Là nông dân nhiều năm kinh nghiệm nên chị Hường hiểu rõ và thông cảm với nỗi vất vả của bà con. Vì vậy, khi đạt được thành công, chị luôn quan tâm giúp đỡ những nông dân khó khăn hơn, để họ có thể sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập. Chị Hường chia sẻ:
Những người phụ nữ nông thôn là vậy, mộc mạc, giản dị, tần tảo, cần mẫn làm việc để có thể chăm lo tốt cho gia đình. Tuy nhiên, hình ảnh ấy ngày nay đã được nâng lên một tầm cao mới khi họ ngày càng khẳng định rõ nét vai trò, vị trí trong xã hội, chủ động học hỏi, sáng tạo, sản xuất kinh doanh giỏi. Đồng thời, phát huy tinh thần tự lực, tự cường để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Trúc Mai
;