Quốc Hội cho ý kiến nhiều mức thuế quan trọng

(VOH) - Góp ý dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi), trong thảo luận tổ chiều 29/10, đa số ĐBQH khẳng định qua 10 năm thực hiện, luật này bộc lộ hạn chế, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung.

Qua thảo luận, một số ý kiến đánh giá, dự thảo Luật thuế xuất, nhập khẩu sửa đổi có khá nhiều điều, khoản giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành quy định chi tiết như: biểu thuế suất; giá tính thuế; thẩm quyền ban hành biểu thuế, mức thuế; Danh mục hàng hóa miễn thuế,... Bên cạnh đó, với danh mục hàng hóa xuất khẩu, thuế xuất khẩu là rất lớn (trên 10.400 dòng thuế) thì quy định ngay trong Luật về danh mục và mức thuế suất sẽ thiếu khả thi. Đại biểu Trương Thị Ánh nêu ý kiến:

Về miễn thuế ở điều 16, dự thảo Luật quy định 24 khoản thuộc các ngành, lĩnh vực đã được miễn thuế. Có ý kiến đại biểu đồng tình với việc rà soát, bãi bỏ và bổ sung một số đối tượng được miễn thuế. Tuy nhiên, phạm vi miễn thuế như dự thảo luật còn rộng. Do đó, đề nghị cần rà soát để đảm bảo phù hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hải quan...).

* Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, một số ý kiến đại biểu cho rằng, Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung tại Luật số 71, hiệu lực thi hành ngày 1/1/2015 và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi hiện nay chưa đến thời điểm hiệu lực thi hành (1/1/2016), nay Chính phủ tiếp tục đề nghị sửa đổi là chưa thực sự hợp lý, dẫn đến thiếu ổn định trong chính sách về thu ngân sách. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần đánh giá tổng thể các luật về thuế và sửa đổi toàn diện các nội dung của từng luật thuế trình Quốc hội xem xét khi đủ điều kiện.

Đa số đại biểu nhất trí cho phép không điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã hoàn nếu dự án chuyển đổi mục đích đầu tư sang các lĩnh vực mà Nhà nước đang khuyến khích, thực hiện chính sách xã hội hóa như bệnh viện, trường học, vệ sinh, môi trường. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu lại không nhất trí vì quy định như dự thảo luật sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp, nhà đầu tư cố tình không thực hiện đúng mục tiêu ban đầu của dự án, lập dự án đầu tư, triển khai xây dựng để nhận tiền hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước, sau đó xin chuyển đổi mục tiêu dự án từ đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, vệ sinh, môi trường để giữ lại số thuế đã được ngân sách Nhà nước hoàn, dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước và không đảm bảo công bằng.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân tại buổi thảo luận tổ chiều 29/10 - Ảnh: Q.Dũng.

Nhiều ý kiến đại biểu nhất trí với phương án sửa đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi như dự thảo luật, theo đó điều chỉnh giảm thuế suất đối với các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2000cm3 và điều chỉnh tăng đối với dòng xe có dung tích xi lanh trên 2500cm3

. Tuy nhiên, có ý kiến chưa nhất trí với phương án giảm thuế và phân loại quá chi tiết đối với các loại xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh dưới 2.000cm3. Đại biểu Trần Du Lịch góp ý :

Về khoản 3, khoản 4, tỷ lệ tính tiền chậm nộp, đa số ý kiến cho rằng, mức phạt tiền chậm nộp 0,05%/ngày (tương đương với khoảng 18,25%/năm) theo quy định hiện hành là quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp do đó nhất trí với dự thảo luật điều chỉnh giảm mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày (tương đương với khoảng 10,95%/năm. Tuy nhiên, có lưui ý rằng với mức phạt tiền chậm nộp như dự thảo là thấp, không đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp cố tình chây ì, không nộp thuế cho Nhà nước... Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân :

Liên quan đến vấn đề xóa nợ thuế các doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị: