Quốc hội cho ý kiến về Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)

(VOH) - Tiếp tục tuần làm việc thứ hai của kỳ họp lần thứ 10, sáng 26/10, Quốc hội họp tại hội trường cho ý kiến vào dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).

Nghe toàn bộ bài viết:

Tại kỳ họp thứ 9 trước đây, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi). Trong quá trình xây dựng và thảo luận dự thảo, đa số ý kiến nhất trí với quan điểm mới được đưa ra trong dự thảo lần này là Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến cũng cho rằng việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân như quy định tại dự thảo Bộ luật là bước chuyển quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ của TAND là “cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” và kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới.

Trong khi pháp luật dân sự chưa có quy định đầy đủ để điều chỉnh hết các quan hệ xã hội, khi có tranh chấp dân sự xảy ra mà chưa có điều luật áp dụng thì cần thiết phải có quy định cho phép Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tập quán, tương tự pháp luật, án lệ và lẽ công bằng để thụ lý vụ án và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chung do Bộ luật này quy định.

Đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại Hội trường (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về giải quyết các vụ việc dân sự, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng tại các điều 4, 43, 44 và 45 của dự thảo Bộ luật. Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng:

Liên quan đến nội dung này, có hai loại ý kiến trái ngược nhau. Nhiều ý kiến tán thành với quy định công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án trong dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi). Liên quan đến ý kiến khác nhau về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong cung cấp chứng cứ theo quy định của điều 70, sau khi chỉnh lý điều này đã được quy định cụ thể như sau:

Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể những loại hòa giải nào thì được Tòa án công nhận và quy định chi tiết trình tự, thủ tục và giá trị pháp lý của quyết định công nhận kết quả hòa giải. Bên cạnh đó, có một số ý kiến đề nghị không quy định vấn đề này trong dự thảo.

Tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng cần thiết quy định việc Tòa án thụ lý giải quyết và ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, bảo đảm các bên thực hiện đúng ý chí, quyền dân sự của mình. Tuy nhiên, Tòa án chỉ xem xét công nhận kết quả hòa giải các vụ việc ngoài Tòa án giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tiến hành hòa giải (như kết quả hòa giải theo quy định của Luật hòa giải cơ sở, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…