Quốc hội hảo luận dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Cần quy định rõ trong việc thu hồi đất

(VOH) - Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) chiều 22/11, các ĐBQH đã tập trung thảo luận những nội dung như: Trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu quản lý thống nhất về đất đai. Vai trò thẩm quyền của Quốc hội, của Chính phủ, của HĐND, UBND các cấp trong quản lý về đất đai. Đặc biệt là quy định thu hồi đất trong trường hợp nào, sử dụng vào mục đích gì, quyền lợi của người có đất bị thu hồi sẽ được đảm bảo ra sao? Đây là những vấn đề được nhiều đại biểu đặt câu hỏi.

Nghe bài viết:

Nhiều đại biểu thống nhất với quy định việc thu hồi đất để thực hiện các dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội như tinh thần của dự thảo Hiến pháp đã được thảo luận và vì các lý do mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình. Đồng thời trên thực tế để chủ đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất thì không thể thực hiện được và thực hiện sẽ không đồng bộ, làm kéo dài thời gian triển khai dự án và tính khả thi của quy hoạch. Về vấn đề này, ĐBQH Huỳnh Nghĩa - Đoàn TP Đà Nẵng nêu ý kiến:


ĐBQH thành phố Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu thảo luận tại hội trường - Ảnh: baodanang.

Để thực hiện có hiệu quả và hạn chế việc khiếu nại của người dân về giá đền bù, một số đại biểu đề nghị đây là vấn đề quan trọng nên phải xây dựng cơ chế chính sách giá đất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Lựa chọn vị trí đất để đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế phải xem xét các yếu tố về thực trạng, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, tiềm năng đất đai, mật độ dân số, mức độ ảnh hưởng của người dân khi mất đất, tác động của môi trường khi đầu tư dự án phải quy định cụ thể để tránh việc thu hồi đất tràn lan gây bức xúc xã hội và phải đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi nhằm đảm bảo phát triển bền vững, ĐBQH Nguyễn Bắc Việt - Đoàn Ninh Thuận góp ý thêm:

Có đại biểu kiến nghị Nhà nước chỉ thu hồi đất để phục vụ, để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, phục vụ cho lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. Đối với các dự án phát triển kinh tế vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư thì Nhà nước không áp dụng thu hồi đất mà phải áp dụng cơ chế góp đất, điều chỉnh lại đất đai. Cũng có ý kiến đại biểu đề nghị không thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế-xã hội mà nên đưa phương thức trưng mua quyền sử dụng đất đối với các dự án này, nhằm đảm bảo hài hòa, chia sẻ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Nếu Luật Đất đai (sửa đổi) lần này vẫn giữ nguyên quy định các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội thì vấn đề khiếu kiện về đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải. Chính vì vậy, các đại biểu đề nghị cần làm rõ khái niệm thu hồi đất phục vụ mục đích kinh tế-xã hội. Đây là một khái niệm không thật rõ ràng, cần được làm rõ để tránh việc lợi dụng. Các cơ quan chức năng cần phải phân loại chính xác các loại dự án phát triển kinh tế-xã hội cho các mục đích và lợi ích cụ thể, tách các dự án kinh tế vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư ra khỏi phạm vi các dự án phát triển kinh tế-xã hội trong chính sách thu hồi đất này, nhằm tránh việc

 lợi dụng và tạo ra các bất bình xã hội.

Liên quan đến vấn đề quyền của người dân trong lập quy hoạch, có đại biểu đề nghị cần nghiên cứu bổ sung quy định việc tổ chức hội nghị xin ý kiến của người dân và tỷ lệ người dân đồng tình với kế hoạch sử dụng đất là điều kiện bắt buộc trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp - Đoàn TP Cần Thơ, cho rằng:

Theo dự kiến vào ngày 29/11 tới đây, Luật đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Bình luận