Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra dự án Luật tiếp cận thông tin và thảo luận dự thảo Luật phí, lệ phí

(VOH) - Thời gian qua, Chính phủ chú trọng đến quyền được thông tin của người dân, trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải công khai thông tin do mình nắm giữ.

Nghe toàn văn bài viết:

Ảnh minh họa - Nguồn: Quochoi.vn

Nhiều văn bản pháp luật đã quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ. Vì vậy, cần thiết phải sớm ban hành Luật nhằm tạo cơ chế thực thi hiệu quả các quy định pháp luật đồng thời góp phần hoàn thiện một bước pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin.. Đó là những nhận xét của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi trình dự án Luật tiếp cận thông tin trong phiên làm việc chiều 11/11:

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng để Luật có tính khả thi cao phải giải quyết thỏa đáng các vấn đề : thông tin được tiếp cận; người được quyền tiếp cận; người có trách nhiệm cung cấp thông tin; điều kiện, phương thức, trình tự, thủ tục để thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Tuy nhiên, do pháp luật hiện còn bất cập nên thực tế, tiếp cận thông tin còn gặp nhiều khó khăn, biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, giao thông, xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng…Việc thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong công khai thông tin ở một số trường hợp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng vị trí đặc quyền trong tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội. Việc thiếu minh bạch, công khai của các cơ quan nhà nước phần nào làm hạn chế sự tham gia của công dân, tổ chức vào hoạt động quản lý nhà nước với tính chất là người giám sát, phản biện… Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng:

Về điều 22 về chi phí tiếp cận thông tin quy định: “Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí in ấn, sao chép, chụp, gởi hồ sơ, tài liệu qua đường bưu điện”, Ủy ban Pháp luật cho rằng dự án luật cần phải cụ thể hóa các khoản mà người nhận thông tin sẽ phải trả; nội dung nào khi cung cấp sẽ phải trả tiền, nội dung nào không cần trả tiền. Việc quy định chi phí tiếp cận thông tin cần phù hợp với các quy định trong Luật phí và lệ phí.

Phiên làm việc chiều nay khi có ý kiến dự thảo Luật phí và lệ phí, nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, việc phân loại phí và lệ phí chưa rõ, chưa tách bạch giữa phí và lệ phí; đề nghị rà soát lại tất cả các loại phí, lệ phí, làm rõ khái niệm giá dịch vụ, phí, lệ phí; xác định rõ đối tượng điều chỉnh, các đối tượng trong và ngoài công lập; làm rõ về nội hàm của từng loại phí, lệ phí.

Theo tờ trình của Chính phủ, danh mục phí, lệ phí kèm theo dự thảo Luật bao gồm 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng danh mục phí, lệ phí trong dự thảo Luật chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chỉ quy định theo nhóm, loại phí, lệ phí; chưa rõ về tên gọi với nội hàm của một số loại phí, lệ phí. Để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tính cụ thể và tránh tình trạng phụ thu, lạm bổ, tạo gánh nặng đóng góp cho người dân, cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Luật quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, phân loại theo nhóm ngành cụ thể. Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị :

Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 (trong đó bao gồm việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ; việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế; phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên) và góp ý cho dự thảo Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi)