Quốc hội "nóng" hội trường khi thảo luận Luật về thuế và Luật thuế xuất, nhập khẩu

(VOH) - Thảo luận về dự án Luật thuế xuất, thuế nhập khẩu (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, trong phiên làm việc hội trường chiều 13/11, nhiều đại biểu băn khoăn về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô vì cho rằng, cần phải hạn chế nhập siêu, đặc biệt là nhập siêu tiêu dùng.

Chiều 13/11: Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Luật thuế xuất, nhập khẩu (ảnh: ANTT)

Nhiều đại biểu vẫn chưa đồng tình và yêu cầu Chính phủ làm rõ tác động đến công nghiệp phụ trợ khi giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.000 phân khối, đồng thời tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe có dung tích xi lanh trên 3 nghìn phân khối. Đại biểu Trương Văn Vở - đoàn Đồng Nai đề nghị:

Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống, điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập đặc biệt theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ hơn quy định tại Luật thuế thu nhập đặc biệt. Cụ thể giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.000 phân khối đồng thời tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe có dung tích xi lanh trên 3.000 phân khối. Đại biểu Nguyễn Văn Phúc - đoàn Quảng Ngãi nêu ý kiến:

Có ý kiến nhìn nhận, việc quy định cả đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế như dự thảo Luật là không hợp lý, dẫn đến không bao quát hết được các đối tượng chịu thuế và không chịu thuế. Do vậy, đề nghị chỉ quy định trong dự thảo Luật đối với đối tượng chịu thuế.

Một số ý kiến cho rằng, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thẩm quyền quyết định về các thứ thuế. Do vậy, việc quy định như dự thảo Luật là chưa phù hợp. Theo đó, đề nghị: Cần quy định rõ trong dự thảo Luật danh mục hàng hóa và biểu thuế suất của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu mà Việt Nam chưa ký kết với các nước và tổ chức quốc tế; đối với một số hàng hóa cần có sự điều chỉnh, thay đổi thường xuyên theo yêu cầu quản lý kinh tế trong thực tiễn. Đại biểu Nguyễn Minh Lâm - đoàn Long An góp ý:

Một số ý kiến khác khẳng định, qua giám sát thực tế cho thấy, chủ trương ưu đãi này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều trường hợp mua bán, khuân vác thuê cho các đầu nậu thu gom hàng hóa miễn thuế, dẫn tới tình trạng buôn bán diễn ra khá phức tạp. Thực chất đa số dân cư biên giới không được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi này. Do vậy, đề nghị bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.

Góp ý cho Luật thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế, nhiều đại biểu cho rằng các Luật trên mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành đầu năm nay và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi hiện nay chưa đến thời điểm hiệu lực thi hành, nay Chính phủ tiếp tục đề nghị sửa đổi vẫn còn những điểm chưa thực sự hợp lý, dẫn đến thiếu ổn định trong chính sách về thu ngân sách. Đồng thời, đề nghị cần đánh giá thêm về tổng thể các Luật về thuế và sửa đổi toàn diện các nội dung của từng luật thuế xem xét khi đủ điều kiện. Đại biểu Phạm Tất Thắng - đoàn Vĩnh Long cho rằng:

Đại biểu Danh Út - đoàn Kiên Giang đồng tình về quy định hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm dưới 50.000 đồng thì được miễn kê khai nộp thuế như quy định trong dự thảo Luật quản lý thuế. Tuy nhiên, chủ trương này đến nay mới đề ra là còn hơi chậm so với chính sách đối với nông dân và sản xuất nông nghiệp, vì đây là những đối tượng khó khăn nhất trong xã hội,… đại biểu Danh Út chỉ ra :