Nên bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (ảnh minh họa: phapluat)
Đa số ĐBQH tán thành với mục tiêu sửa đổi Bộ luật là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi loại tội phạm, tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được hiến định; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý.
Phạm vi sửa đổi của dự án Bộ luật là sửa đổi cơ bản, toàn diện các quy định về tố tụng hình sự, dự thảo Bộ luật có tổng số 486 điều, tăng 140 điều so với Bộ luật hiện hành, trong đó sửa đổi 294 điều, bổ sung mới 172 điều, bãi bỏ 26 điều, chỉ giữ nguyên 20 điều.
Về quy định tranh tụng trong xét xử, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, cho rằng:
Về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội được quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, nhiều đại biểu tán thành với quy định như dự thảo Bộ luật.
Các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với dự thảo trong việc tiếp cận quyền này của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo và phân tích, xuất phát từ nguyên lý của tố tụng hình sự, chứng minh tội phạm là trách nhiệm của bên buộc tội. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh…Về vấn đề này, đại biểu Phạm Trường Dân - đoàn Quảng Nam có ý kiến khác:
Có ý kiến đại biểu cho rằng, thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự và kết quả giám sát oan sai cho thấy, quá trình giải quyết vụ án hình sự tồn tại không ít trường hợp vi phạm quyền con người, bức cung, nhục hình để có bằng được lời khai của bị can. Do vậy, việc quy định rõ như dự thảo là hết sức cần thiết, buộc các cán bộ tố tụng phải thay đổi tư duy trong cách giải quyết vụ án. Điều này, sẽ làm cho hoạt động của các cơ quan tố tụng tích cực, khách quan và toàn diện hơn.
Đồng thời, quy định như thế tránh ép cung, mớm cung, truy bức buộc phải nhận tội. Quy định này cũng xác định rõ quyền và nghĩa vụ của điều tra viên, của người bị lấy lời khai khắc phục tâm lý chủ quan, quy chụp của điều tra viên.
Quy định bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can là một điểm mới trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Qua thảo luận, đa số đại biểu tán thành với quy định này và cho rằng, việc thực thi được sẽ giảm bớt tình trạng bức cung, dùng nhục hình, đồng thời cũng chính là sự bảo vệ cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp bị can, bị cáo phản cung. Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trần Đình Sơn - đoàn Đắk Lắk góp ý:
Một số đại biểu góp ý, dự thảo Bộ luật cần quy định cho người tự bào chữa được tiếp cận toàn bộ hồ sơ, trong đó có cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội, bởi để bào chữa cho mình, ngoài những thông tin liên quan trực tiếp đến mình, bị can có thể phải tìm hiểu những thông tin do những người tham gia tố tụng khác cung cấp. Đồng thời, để đảm bảo tính khả thi, đề nghị quy định rõ về cơ chế và những thủ tục chặt chẽ để bị can, bị cáo thực hiện quyền này hiệu quả và bảo đảm an toàn hồ sơ vụ án, không tạo ra khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.