Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tố tụng hành chính

(VOH) - Sáng 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật Tố tụng hành chính.

Việc đảm bảo các quyết định của Toà hành chính được thực thi, điều kiện khởi kiện vụ án hành chính… là những vấn đề thu hút sự quan tâm của các đại biểu khi thảo luận về dự thảo Luật Tố tụng hành chính.  

Dự thảo Luật tố tụng hành chính gồm 17 chương, 264 điều quy định về bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính; giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hành chính; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính; cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng…  

Khẳng định tính cần thiết xây dựng và ban hành Luật Tố tụng hành chính, các ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo Luật được chuẩn bị công phu, trên cơ sở khảo sát, tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính và thi hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến lĩnh vực tố tụng hành chính.      

Về quyết định của Hội đồng xét xử, có ý kiến đại biểu đề xuất cần phải xây dựng thêm quy định để bảo đảm các quyết định của Toà án được thi hành đúng và thuận lợi, và để xác định rõ ràng trách nhiệm của người không chấp hành bản án, quyết định của Toà án.      

Đại biểu Vũ Hồng Anh-Đoàn TP Hà Nội tán thành với qui định về thẩm quyền của Tòa án theo phương pháp loại trừ trong dự thảo Luật nhưng để hạn chế tình trạng không rõ ràng về thẩm quyền, Đại biểu Anh đề nghị cần xác định rõ phạm vi loại trừ bằng việc quy định rõ về cơ chế xử lý đối với các quyết định của tòa hành chính đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm nghiêm trọng nhưng đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, hoặc trường hợp đã có quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Tòa án nhân dân tối cao, nhưng phát hiện ra sai lầm nghiêm trọng.      


Đại biểu Vũ Hồng Anh - Đoàn Hà Nội. Ảnh: SGGP

“Trách nhiệm của Nhà nước nói chung, của các cơ quan Tư pháp nói riêng là không để xảy ra tình trạng oan sai, xâm phạm đến quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Do vậy, trong trường hợp phát hiện sai lầm trong quyết định bản án của Tòa án gây ảnh hưởng đến quyền công dân thì bất luận ở tình trạng nào, bản án quyết định đó cũng cần phải được xem xét lại”. Từ vấn đề trên, Đại biểu Vũ Hồng Anh - Đoàn Hà Nội, đề nghị:    

Ý kiến của nhiều đại biểu nhìn nhận, hiện nay vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hành chính là chưa giao cụ  thể cho một cơ quan nào. Hiện việc thực hiện quyết định của Tòa án hành chính về tiền và tài sản thì đã giao cho cơ quan thi hành án dân sự. Tán thành quan điểm này, Đại biểu Mã Điền Cư-Đoàn Quảng Ngãi đồng ý phải có cơ quan tham mưu giúp Chính phủ về thi hành án hành chính, tuy nhiên Luật cũng có thể quy định người đứng đầu chính quyền các cấp phải là người chịu trách nhiệm thi hành án, cơ quan bị ra chế tài trong bản án, đương nhiên phải thi hành. Góp ý thêm về vấn đề quản lý Nhà nước trong thi hành án hành chính, đại biểu Mã Điền Cư, cho rằng:      

Cũng liên quan đến cơ chế quản lý Nhà nước về thi hành án hành chính, đại biểu Võ Thị Thuý Loan-Đoàn Tiền Giang, góp ý:  

Liên quan đến vấn đề phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa theo quy định điều 161 của dự thảo Luật, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng: Trong một vụ án hành chính kiểm sát viên có quyền phát biểu ý kiến cũng như quan điểm của mình về nội dung vụ án.Có như thế sẽ khẳng định được vai trò và tính pháp lý của viện kiểm sát. Về vấn đề này, đại biểu Lê Minh Hiền-Đoàn Khánh Hòa, góp ý:    

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Lê Minh Hiền, đại biểu Nguyễn Bá Thuyên-Đoàn Lâm Đồng, cho rằng:    

Trong phiên làm việc chiều qua, Quốc hội đã tiếp tục thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi).