Về tên gọi, đa số ý kiến đại biểu thống nhất tên gọi là Luật
BHYT toàn dân và tập trung góp ý 4 nhóm vấn đề trong dự thảo Luật:
Quy định bắt buộc tham gia BHYT; quản lý, phân bổ sử dụng và xử lý
kết dư, bội chi quỹ BHYT; quy định giảm mức cùng chi trả đối với thân
nhân người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân
tộc thiểu số; vấn đề thanh toán khám chữa bệnh BHYT đối với bệnh nhân
tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Ý kiến một số đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể chuyển viện,
những loại bệnh nào được phép khám chữa bệnh vượt tuyến, không để
tình trạng tuyến dưới thì quá tải còn tuyến trên thì không có bệnh nhân. Bên
cạnh đó cũng nên đa dạng các gói bảo hiểm khi thực hiện BHYT toàn dân để người
dân lựa chọn. Ngoài ra có ý kiến cho rằng, cần quy định thời gian mua BHYT bao
lâu thì được giảm chi phí mua lần tiếp hay mua bao lâu thì được chi trả 100%.
Theo các đại biểu, điều quan trọng nhất đối với việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật là cải tiến mạnh mẽ các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tham gia BHYT, tiếp cận dịch vụ, thanh toán, công khai minh bạch trong vấn
đề chi trả, sử dụng Quỹ BHYT...
Đoàn ĐBQH TPHCM đã tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, tổng
hợp để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung vào dự thảo
Luật trước khi trình Quốc hội thông qua./.
(VOH) - Để chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa 13, chiều 3/3, ông Huỳnh Thành Lập - Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM chủ trì hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế.