Quốc hội thảo luận về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Toàn cảnh kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (ảnh: chinhphu)
Đa số ý kiến đánh giá dự thảo Bộ luật được xây dựng công phu, thể chế hóa được đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được xác định tại chiến lược phát triển KT - XH, Cương lĩnh xây dựng đất nước. Dự thảo cũng cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,…
Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: Dự thảo Bộ luật chỉ quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân, đồng thời có một số quy định riêng về việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Có ý kiến cho rằng cần bổ sung cụ thể các nguyên tắc về bình đẳng giới trong quan hệ pháp luật dân sự. Đại biểu Đinh Xuân Thảo - Đoàn TP.Hà Nội, cho ý kiến:
Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tuyết Liên - Đoàn Sóc Trăng lại cho rằng:
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng băn khoăn về vấn đề chấp nhận áp dụng các phong tục tập quán vào dự thảo luật lần này, bởi nước ta có nhiều dân tộc anh em và nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu nên dễ xảy ra tình trạng áp dụng luật theo ý kiến chủ quan của người trực tiếp giải quyết.
Về những quy định quyền chuyển đổi giới tính tại dự thảo Bộ luật, đại biểu Nguyễn Trung Thu - Đoàn Long An đề nghị:
Về hình thức sở hữu: Dự thảo Bộ luật quy định ba hình thức sở hữu, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung tuy nhiên các đại biểu cho rằng vẫn còn một số quy định chung chung, thiếu tính cụ thể. Như việc quy định hộ gia đình với tư cách chủ thể quan hệ dân sự chưa rõ ràng. Chưa có cơ chế phân định tài sản nào là của hộ gia đình, của vợ, của chồng và của 2 vợ chồng nên có ý kiến không đưa hộ gia đình là chủ thể của pháp luật dân sự. Đại biểu Đinh Thị Bạch Mai - Đoàn TP.HCM góp ý thêm:
Xoay quanh vấn đề quy định việc đặt tên, nhiều đại biểu cho rằng nên giữ nguyên quy định tức là phải đặt tên theo tiếng Việt, hoặc tiếng các dân tộc của Việt Nam, không được có số hoặc kí tự và phải dưới 25 chữ cái đồng thời cần đảm bảo yếu tố về bản sắc văn hóa, đạo đức, truyền thống dân tộc,… Tuy nhiên vấn đề về đặt tên lại được đại biểu Danh Út - Đoàn Kiên Giang có ý kiến khác:
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thảo luận về các vấn đề khác như: Về quyền nhân thân, quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá; Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; Về thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự; Thời hiệu hưởng quyền dân sự và Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự,…