Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính

(VOH) - Chiều nay, 30/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong Báo cáo của UBTVQH về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo luật, có 2 luồng ý kiến. Thứ nhất là đồng tình với phạm vi điều chỉnh như Dự thảo luật; Luồng ý kiến thứ hai đề nghị tách thành 2 luật là Luật xử phạt vi phạm hành chính và Luật về các biên pháp xử lý hành chính.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu tại hội trường.

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH tập trung thảo luận xoay quanh 04 vấn đề: Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính; Quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung được áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương; Vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và Vấn đề xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận sôi nổi là mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính có tăng so với trước đây. Cụ thể là từ 50.000 đồng đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân và đến 2 tỉ đồng đối với tổ chức. Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiến (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu), việc nâng tiền phạt không phải là biện pháp duy nhất để hạn chế vi phạm nhưng nó rất quan trọng và rất có ý nghĩa trong tình hình thực tế hiện nay. Đó không chỉ là xử lý người vi phạm mà còn có tác dụng răn đe và phòng ngừa. Qua thực tế cho thấy, mức phạt tiền hiện hành là đang lạc hậu vì thế dẫn đến việc vi phạm hành chính xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng hơn. Đại biểu Nguyễn Văn Hiến kiến nghị:

 

Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (đoàn Long An) thì có ý kiến về lĩnh vực xử phạt tiền tối đa quy định tại khoản 16 điều 24 của Dự thảo Luật trên lĩnh vực môi trường. Dự thảo phân nhỏ thành 3 lĩnh vực phạt khác nhau, gồm vệ sinh môi trường là 50 triệu đồng, môi trường y tế là 100 triệu đồng và bảo vệ môi trường 2 tỷ đồng. Theo đại biểu này thì với quy định trên là chưa phù hợp, đại biểu Nguyễn Minh Lâm nói:

 

Trong phiên thảo luận chiều 30/5, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến các chức danh có thẩm quyền xử phạt, việc cần thiết đưa người bán dâm vào cơ sơ chữa bệnh, quy định cụ thể thời hạn đình chỉ hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ vi phạm….

Bình luận