Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Quốc hội thảo luận về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

(VOH) - Trong sáng 25/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 25/10, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín sau khi nghe Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

Cũng trong sáng 25/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày nêu rõ,hiện Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thiết kế xây dựng gồm 11 chương với 96 điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Dự luật cũng nêu lên 12 hành vi tham nhũng, trong đó có các hành vi như: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lạm quyền trong thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi;…

Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín. 

Thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu tán thành với dự thảo luật về mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.  Tuy nhiên, cũng có ý kiến bày tỏ không tán thành với việc mở rộng này vì khó áp dụng. Một số ý kiến khác đề nghị chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước khi họ tham gia các dự án có vốn, tài sản nhà nước.

Về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 31 dự thảo luật), nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án 2 của dự thảo luật là giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình. Một số ý kiến tán thành với phương án 1 của dự thảo luật, giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của tất cả các đối tượng có nghĩa vụ kê khai. Có đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập cơ quan chuyên trách hoặc giao cho cơ quan của Quốc hội thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập; có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành.

Về phương án xử lý tài sản tăng thêm, Đại biểu PhạmVăn Hòa, đoàn Đồng Tháp cho biết: “Thực tế cho thấy thủ tục quy trình  xử lý qua tòa  án khó có thẻ tiến hành nhanh chóng vì đối tượng khởi kiện ra tòa án cao hơn xử lý nhanh hơn, đều mang ra tòa án tái thẩm khiến  thời gian xử lý kéo dài.”

Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, một số ý kiến cho rằng quy định hiện hành chưa thật sự hợp lý về việc mọi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đều áp dụng chung một biện pháp kê khai, theo dõi biến động, xác minh tài sản, thu nhập mà không phân biệt các nhóm đối tượng cần phải có mức độ kiểm soát khác nhau trong khi số đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập là rất lớn.

Vì vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên, dự thảo luật cần phân biệt rõ các nhóm đối tượng khác nhau để áp dụng phương thức kê khai, xác minh tài sản, thu nhập phù hợp.

Trao đổi bên hành lang quốc hội, Đại biểu Nguyễn Văn Sinh, đoàn Hòa Bình nêu quan điểm: “Hiện nay thông thường việc tích lũy trong dân là tài sản tích lũy. Đặc biệt trong mỗi gia đình là tài sản sở hữu chung. Và mọi thành viên trong gia đình đều có tài sản ...”

Chiều nay, Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu và Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tiếp đó các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội thảo luận 2 dự án Luật - Theo Chương trình làm việc, ngày 25/10, Quốc hội tiếp tục nội dung lấy phiếu tín nhiệm và thảo luận...
Chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận nhà đất trên địa bàn quận 12  - UBND TP vừa yêu cầu UBND quận 12 chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn; tăng cường tiếp công dân.
Bình luận