Chờ...

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Viễn thông

(VOH) - Chiều hôm qua, đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội Đặng Vũ Minh trình bày.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Viễn thông

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Cà Mau thảo luận ở tổ.

(VOH) - Chiều hôm qua, đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội Đặng Vũ Minh trình bày. Các đại biểu cũng thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp.

Dự thảo Luật Viễn thông sau khi được tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 này gồm 10 chương 63 điều. Các đại biểu đã bày tỏ sự nhất trí cao với những sửa đổi của Luật so với kỳ họp trước, nhất là trên ba vấn đề lớn là, quản lý cạnh tranh; thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và vấn đề quy định chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) cũng đề nghị Luật cần làm rõ hơn vai trò của Bộ Công thương và Bộ Thông tin & Truyền thông về giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình cạnh tranh:

Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ hơn chính sách về quản lý chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng. Các đại biểu cũng cho ý kiến về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, quy hoạch và quản lý công trình viễn thông, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tâng cà cung cấp dịch vụ viễn thông cho các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và cùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Trước đó, buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung. Đăng Khoa, Phóng viên Đài chúng tôi đang tác nghiệp tại kỳ họp, cho biết:

Tại phiên thảo luận tổ, phần lớn thời gian được các đại biểu Quốc hội dành để ủng hộ hoặc phản đối đề xuất giao cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT thẩm quyền quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập các trường ĐH theo dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Đại biểu Tất Thành Cang, Đặng Ngọc Tùng, Ngô Minh Hồng, Huỳnh Thành Đạt, Trần Du Lịch (Đoàn đại biểu QH TPHCM) cho rằng nên giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập trường nhằm thống nhất một đầu mối quản lý chất lượng giáo dục ĐH, tăng tính trách nhiệm. Đại biểu Đặng Ngọc Tùng, nêu ý kiến:

Trong Quản lý các trường đại học, đối với những trường thuộc bộ ngành chuyên môn thì một số đại biểu yêu cầu dự thảo luật phải quy định thống nhất về mặt quản lý. Đại biểu Tất Thành Cang, kiến nghị:

Một số đại biểu cho rằng nên giảm bớt tính xin cho và tăng tính tự chủ cho các trường học. Đại biểu Nguyễn Thị Thu Cúc (Đoàn đại biểu QH TPHCM), đặt vấn đề:

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung nêu sẽ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Tuy nhiên, các ĐBQH rất bức xúc về nội dung này. Nhiều ĐH cho rằng, đó là mục tiêu xa vời, vì hiện nay thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất còn khó khăn. ĐB Ngô Minh Hồng đề nghị, phải định nghĩa khái niệm phổ cập: “Nếu phổ cập thì Nhà nước phải chịu hoàn toàn chi phí, học sinh được học miễn phí, nhưng hiện nay điều này ta chưa làm được”. ĐB Trần Du Lịch, cho rằng Luật sửa chưa “đúng gốc”: “Nếu thông qua thì cũng tốt vì lỡ làm rồi, không hại đến ai. Nhưng rõ ràng là không đến nỗi cấp bách phải thông qua lần này. Cần chuẩn vị kỹ hơn, phải động đến được các vấn đề bức xúc nhất. Sửa lần này, giống như cái nhà đang cần gia cố nhưng lại đi trang trí nội thất”. Còn theo ĐB Lê Đăng Trừng, vấn đề là làm sao phải giải quyết được tận gốc chương trình học, bỏ đọc-chép, tạo suy nghĩ độc lập cho HS-SV. ĐB Trừng cũng cho rằng, Luật này nếu có được thông qua cũng không giải quyết được gì cho ngành GD đang có quá nhiều vấn đề như hiện nay.

Hôm nay 25/10, Quốc hội nghỉ làm việc.

Quốc Minh-Hoàng Lâm