Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008-Cần làm rõ các nguồn thu, chi?

(VOH) - Sáng 28/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, các đại biểu đã thảo luận và đóp ý về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008.

Thảo luận về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008, các đại biểu đều cho rằng, Báo cáo quyết toán của Chính phủ đã phản ánh sát thực hơn tình hình tài chính, ngân sách nhà nước, bám sát các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách Trung ương và tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước. Song, những tồn tại, hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước vẫn chậm được khắc phục và vẫn còn những tồn tại... cũ.

Tồn tại dễ nhận thấy nhất là chất lượng xây dựng dự toán chưa cao; nhiều khoản thu, chi chưa sát với thực tế làm cho công tác điều hành ngân sách gặp khó khăn. Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 vượt dự toán tới 33,3%; Tổng thu ngân sách nhà nước vẫn vượt dự toán gần 20%.

Tỷ trọng tăng thu ngân sách nhà nước năm 2008 chủ yếu là do giá dầu thô tăng và tăng thu từ xuất nhập khẩu, nhà đất, lãi tiền gửi và yếu tố tăng giá còn tỷ trọng tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì rất hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết-Tỉnh Lạng Sơn, cho rằng: Việc thu, chi ngân sách Nhà nước trong năm 2008 và hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Trong khi thu chưa vững chắc thì chi lại giàn trải, chi không hiệu quả và có thêm một kiểu chi mới là chi hoành tráng lại rất nhiều.  Đại biểu Nguyễn Văn Thuyết nêu ý kiến:

Cũng liên quan đến vấn đề thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2008, đại biểu Nguyễn Văn Pha-Tỉnh Quảng Bình, nêu ý kiến về lo ngại trong về các khoản chi khác vượt quá dự toán đề ra:

Một vấn đề tồn tại đã được các đại biểu nhắc nhở khá nhiều lần trên diễn đàn của Quốc hội vẫn tái diễn trong năm 2008 là việc chấp hành các quy định về quản lý thu ở một số địa phương, đơn vị còn chưa nghiêm, nhiều sai phạm trong quản lý thuế diễn ra với các hình thức và mức độ khác nhau, số nợ đọng còn lớn. Đại biểu Trần Du Lịch - TP.HCM, cho rằng:

Theo ĐB Phạm Thị Loan-Thành phố Hà Nội, điều đáng ngạc nhiên là, trong bối cảnh hết sức khó khăn của năm 2008, cả nền kinh tế, mọi doanh nghiệp và người dân đều phải thắt lưng buộc bụng để chống chọi với suy giảm kinh tế thì chi thường xuyên của nhiều địa phương vẫn vượt dự toán, thậm chí có địa phương vượt tới 30% dự toán. Thực trạng này cho thấy, việc quản lý chi ngân sách tại một số nơi chưa thực sự triệt để tiết kiệm, hiệu quả, nhất là trong việc thực hiện các giải pháp thắt chặt chi tiêu để ngăn chặn lạm phát và suy giảm kinh tế. Số chi chuyển nguồn sang năm sau và số kết dư ngân sách địa phương còn lớn và có xu hướng tăng cao, trong khi ngân sách Trung ương bội chi ngày càng lớn. Về con số bội chi trong năm 2008, đại biểu Phạm Thị Loan, góp ý:

Nhiều đại biểu cũng tỏ ra băn khoăn về việc tại sao Chính phủ không đưa nguồn vốn ODA rồi tiền từ trái phiếu Chính phủ phát hành hay tiền từ các khoản thu phí và lệ phí ngoài nguồn thu, chi ngân sách Nhà nước.

 

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) phát biểu tại phiên họp 28/5 - Ảnh Chinhphu.vn

Phát biểu giải trình với các đại biểu tại buổi thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, nhìn nhận: Việc không dự báo và kiểm soát tình hình thu, chi ngân sách năm 2008 là do biến động của ảnh hưởng suy thoái kinh tế, công tác nghiên cứu, dự báo thông tin thị trường chưa được thực hiện tốt và khuyết điểm này một phần là do Bộ Tài chính không xây dựng được một báo cáo dự toán ngân sách sát đúng với tình hình thực tế. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, khẳng định:

Trong phiên họp chiều nay, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật người khuyết tật và các đại biểu cũng đã thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật này.

Quốc Dũng

Bình luận