Hết tháng 5/2023, tín dụng của nền kinh tế đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng (mức tăng khoảng trên 3,17% so với cuối năm 2022).
Đi sâu vào các nhóm ngân hàng, đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng thì tăng trưởng mới được khoảng 35% so với mức NHNNgiao. Nhóm ngân hàng cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần thì đang được khoảng một nửa so với mức được giao.
Như vậy cả 2 nhóm này chiếm khoảng 91% thị phần tín dụng, vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm.
Năm 2022 tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021 đạt 14%. Nếu chính sách điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước không thay đổi thì năm nay với khoảng 14%-15% như từ đầu năm đặt ra thì sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu hơn đáng kể so với năm 2022.
Theo ông Hà, có 3 nguyên nhân là doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong đầu ra tiêu thụ nên thiếu đơn hàng, dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần gặp phải tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi nên chưa đáp ứng được điều kiện tiếp cận vay vốn của ngân hàng.
Tiếp đó là nguyên nhân liên quan đến tín dụng bất động sản do thị trường gặp khó khăn, ít có dự án mới được triển khai, thiếu hụt nguồn cung, giảm nhu cầu vay vốn lớn.
Theo ông Hà, ngành ngân hàng có giải pháp xác định tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Từ tháng 3 đến tháng 5, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, lãi suất cho vay của các khoản vay mới bình quân là 9,07% (giảm 0,9% so với cuối năm 2022).
"Chúng tôi tin tưởng rằng lãi suất đang giảm và tiếp tục giảm trong thời gian tới", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết.