Do đó, không nên khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trao đổi thêm về một số nội dung dư luận quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thời gian qua chúng ta đã cấp phép cho quá nhiều thủy điện nhất là thủy điện nhỏ, liệu đây có phải nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, khiến lũ lụt nghiêm trọng hơn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay chúng ta đã cắt hơn 400 thủy điện nhỏ và Bộ Tài nguyên môi trường cũng có chủ trương không phát triển các thủy điện nhỏ.
Theo ông Trần Hồng Hà, nếu tiếp tục phát triển thủy điện thì cần phải chú ý đến giải pháp công nghệ làm sao hài hòa với môi trường: “Khi chúng ta không làm được mà ta sử dụng năng lượng tích lũy kỹ năng tự nhiên của nước và công suất quy mô từng nhà máy thì nhỏ nhưng công suất toàn bộ hệ thống sông của chúng ta vẫn đáp ứng được. Như vậy thì chi phí đầu tư sẽ lên nhưng về tính bền vững tính lâu dài thì nó sẽ là bền vững nên phải có lựa chọn các công nghệ có liên quan để tính đến các vấn đề môi trường. Vấn đề dòng chảy, vấn đề liên quan đến đến bùn, cát phù sa có thể duy trì một cách thường xuyên khi có các đập thủy điện”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi đánh giá tác động môi trường đối với các dự án cần phải được xiết chặt hơn để khi các dự án triển khai không gây ảnh hưởng đến môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, quan điểm của dự thảo Luận lần này tập trung đên việc quản lý môi trường phải dựa trên tiêu chí khoa học, đó là dựa trên tính chất quy mô của chất thải tác động môi trường. Thứ hai là dự án đó có những tác động thế nào đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Như vậy khi đánh giá cần xác định những dự án nếu nằm trong tiêu chí là chất thải và tính chất quy mô lớn thì khoanh lại và tập trung quản lý. Với những dự án thân thiện môi trường, những dự án quy mô không tác động lớn và phạm vi ảnh hưởng lớn đến môi trường thì những dự án đó sẽ quản lý bằng các biện pháp hậu kiểm: “Như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ tăng cường quản lý đối với những đối tượng tiềm năng ô nhiễm, nguy cơ cao và đi đến cái hướng quản lý một cách thực chất, các công cụ là đi vào thực chất và dựa trên cơ sở khoa học và thống nhất xuyên suốt mà thế giới cũng đã làm như thế này. Cái thứ hai chúng ta sẽ tháo gỡ những vấn đề về thủ tục hành chính không cần thiết, mang tính chất hình thức. Đối với các dự án thân thiện môi trường chúng ta sẽ có những hành lang để các dự án thân thiện môi trường đơn giản ít các chi phí tuân thủ nhất có thể tham gia để đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội”.