Cho đến nay ngành y tế vẫn chưa có luật nào quy trách nhiệm cho bác sỹ cận lâm sàng, cho nên những sai sót ngày càng nhiều. (ảnh minh họa: TTO) |
Chị Nguyễn Thị Tuyết, ở Huyện Krông Ana, Đắk Lắk đang mang thai tháng thứ 5
thì bị đau bụng dữ dội. Các bác sỹ của bệnh viện tỉnh Đắk Lắk siêu âm và kết
luận chị bị viêm ruột thừa phải mổ gấp. Nhưng sau khi các bác sỹ phẫu thuật thì
không có dấu hiệu viêm ruột thừa. Nhưng đau lòng nhất là đứa con trai gần 5
tháng tuổi đã không còn, chỉ vì các bác sỹ chẩn đoán sai. Hay trường hợp của chị
Trần Thị Liễu, có thai 5 tháng tuổi nhưng phải bỏ vì bác sỹ siêu âm cho kết quả
thai lưu, chị Liễu đau khổ kể lại:
Theo bác sỹ Nguyễn Trọng An, Cục Phó Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội, cho rằng, thời gian vừa qua, một số địa phương được trang bị một số máy móc, trang thiết bị hiện đại nhưng lại rộ lên nhiều trường hợp chẩn đoán sai, thương tâm nhất là các bà mẹ phải bỏ con. Có khá nhiều bà mẹ bị trầm cảm sau khi bỏ con, điều này đã ám ảnh và đeo bám suốt cuộc đời của họ. Do có những gia đình, những bà mẹ mà trình độ còn hạn chế, vì vậy sau khi tư vấn, các bác sỹ nên theo hướng tích cực đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu, nhưng điều này trong văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn chưa quy định rõ, bác sỹ An nói:
Xung quanh vấn đề sai sót trong siêu âm, chẩn đoán, bác sỹ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Trẻ em TPHCM cho rằng, chẩn đoán trước sinh là một bước tiến lớn trong y học nhằm phát hiện sớm các dị tật, nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào cho kết quả chính xác 100%, kể cả sàng lọc trước sinh người ta cũng chỉ đưa ra kết luận chính xác sau khi làm nhiễm sắc thể đồ. Như triệu chứng down sẽ tìm thấy ở nhiễm sắc thể 21 bị bất thường, còn những kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả với các xét nghiệm trước đó vẫn thường xuyên xảy ra. Theo đánh giá nếu làm đến tận cùng đo độ mờ da gáy thì giỏi lắm cũng chỉ đạt được 40-50%. Do đó, khoan hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào một xét nghiệm nào đó để đưa ra quyết định vội vã. Trong trường hợp phát hiện thai nhi nghi ngờ có dị tật, bệnh viện sẽ làm thêm một loạt xét nghiệm khác như: máu, chọc ối, sinh thiết, chụp cộng hưởng từ,… rồi đưa ra hội đồng chuyên môn đánh giá, khi đó mới có kết luận chính thức:
Tuy nhiên, bất cứ một phương tiện chẩn đoán nào cũng có những hạn chế riêng, độ chính xác của siêu âm còn phụ thuộc vào máy móc và người thực hiện siêu âm như khẳng định của bác sỹ Ngô Viết Thịnh, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM thì cho đến nay ngành y tế vẫn chưa có luật nào quy trách nhiệm cho bác sỹ cận lâm sàng, cho nên những sai sót ngày càng nhiều:
Theo quy định của Luật khám chữa bệnh thì để xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật hay không, phải được hội đồng chuyên môn xác định. Nếu xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở y tế phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài việc bồi thường, tùy tính chất, mức độ của hành vi sai phạm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác. Về vấn đề này, luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: Nếu kết quả siêu âm, chẩn đoán là thai nhi bị dị tật, nhưng thực tế sau khi sinh ra trẻ không bị dị tật, như vậy là có sai sót về chuyên môn, kỹ thuật của các cơ sở y tế, của bác sỹ chuyên khoa:
Để tránh sai lầm trong chẩn đoán cận lâm sàng rất cần sự thăm khám tỉ mỉ của người thầy thuốc, việc làm đủ các xét nghiệm, nhất là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh là cần thiết. Thực tế nhiều tai biến sản khoa trước đây khá phổ biến thì nay đã giảm xuống nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Tuy nhiên, những tai biến làm tử vong mẹ-con gần đây mà lý do các bệnh viện dùng để lý giải nhiều nhất là thuyên tắc ối... khó mà chấp nhận được./.