Ban An toàn Giao thông Thành phố cho biết, tháng 8 vừa qua, tai nạn giao thông trên địa bàn làm chết 80 người (tăng 3 người chết), trong khi đó số người bị thương giảm 142 người. Nếu tính cả 8 tháng đầu năm, số người chết lên đến 382 người và bị thương 1.911 người. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2012, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và người bị thương đều giảm nhưng tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng đồ uống có cồn vẫn ở mức báo động.
Theo ngành Công an thì có nhiều nguyên nhân chính, bao gồm ý thức chấp hành luật giao thông kém, sử phạt chưa nghiêm, hạ tầng không theo kịp… nhưng có một nguyên nhân rất phổ biến nhưng nhiều người bỏ qua, đó là rượu bia.
Có khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Rượu bia làm tăng thêm nguy cơ tai nạn giao thông, đồng thời ít người biết rằng say rượu làm chấn thương thêm nghiêm trọng, việc gây mê, cấp cứu phức tạp hơn. Nhiều người được cứu sống vẫn phải chịu thương tật suốt đời. Dù vậy chuyện nhậu nhẹt ngày nay đã là chuyện hơn mức phổ biến. Trong khi đó, dịch vụ kinh doanh bia rượu về đêm ở TPHCM lại tràn lan, khó kiểm soát. Đặc biệt 80% tai nạn nghiêm trọng thường xảy ra vào buổi tối các ngày cuối tuần, khi lượng người uống rượu bia rồi tham gia giao thông tăng cao.
Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư thi công công trình không có lực lượng điều tiết giao thông, gây kẹt xe ảnh hưởng đến trật an toàn giao thông nhưng không chấp hành triệt để yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt Công an TP.HCM cho biết: "Các công trình gần như bị bỏ bê. Đề nghị Sở Giao thông Vận tải phải đề nghị các đơn vị thi công bố trí lực lượng, đồng thời mời các đơn vị, lực lượng chức năng của địa phương để bàn phương án bố trí lực lượng".
Mặc dù tình hình giao thông còn rất phức tạp, tuy nhiên theo lãnh đạo Ban An toàn Giao thông việc tăng cường tuần tra kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Trong 8 tháng đầu năm chỉ có khoảng 526.000 trường hợp vi phạm, giảm gần 50%.
Theo lãnh đạo Ban An toàn Giao thông, phương tiện phục vụ cho tuần tra kiểm soát xuống cấp nghiêm trọng, không đủ phương tiện tuần tra. Theo quy định phương tiện trang bị phục vụ cho ngành công an đều phải thông qua Bộ Công an xét duyệt, dù tiền đó là của thành phố hay của quận - huyện, do đó cần phải có phương án phù hợp cho vấn đề này. Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban Chuyên trách Ban An toàn Giao thông Thành phố kiến nghị:
Riêng trật tự lòng lề đường, theo kết quả khảo sát của Ban An toàn Giao thông Thành phố trên 159 tuyến đường đã cam kết với UBND TPHCM, tình trạng mua bán trên vỉa hè, lòng đường có chuyển biến tích cực, trật tự ổn định hơn song kinh doanh buôn bán lấn chiếm, làm chỗ đậu xe trên vỉa hè, hành lang còn vẫn còn phổ biến. Công tác xử lý cũng còn nhiều khó khăn, xử phạt ở quận này họ chạy sang quận khác.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo ngành giao thông, các quận - huyện cần làm rõ nguyên nhân sâu xa vì sao đã có chủ trương nhưng tình hình này vẫn còn tồn tại:
Ông Nguyễn Hữu Tín cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành, quận, huyện tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra từ đầu năm, đặc biệt là các nhóm giải pháp chính, thường xuyên kiểm tra xử lý xử phạt nghiêm các trường hợp xe chở quá tải. Bên cạnh đó, tăng cường tuần tra, xử lý với những người lái xe khi có rượu bia.