Tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

(VOH) - Trong tờ trình của Văn phòng Quốc hội nêu rõ: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, khiến cho việc áp dụng, thực hiện Luật và thực thi điều ước quốc tế thiếu nhất quán, hiệu quả và hiệu lực không cao.

Đồng thời, chưa đảm bảo yêu cầu cải cách tư pháp cũng như đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của tình hình thực tế trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đề cao việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đại biểu Võ Thị Dung phát biểu tại tổ chiều 5/11. Ảnh: Quốc Dũng

Thảo luận ở tổ về dự thảo Luật này trong phiên họp chiều 5/11, ý kiến của các địa biểu đề nghị Luật phải tạo được khung pháp lý vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích của đất nước. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng, hình thành những cam kết quốc tế đem lại và bảo vệ tối đa lợi ích của đất nước; quyền chủ động của các cơ quan trong đề xuất ký kết và triển khai thực hiện các điều ước quốc tế phải đi kèm với trách nhiệm, có cơ chế phân công, phối hợp, kiểm tra,… đại biểu Võ Thị Dung, đề nghị:

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện trong phiên thảo luận tổ chiều 5/11. Ảnh: Quốc Dũng

Một số kiến ĐBQH nhất trí sửa tên luật thành “Luật Điều ước quốc tế” vì tên của Luật hiện hành dài, mà chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh của Luật, việc sửa tên bảo đảm tính khái quát, dễ hiểu và phù hợp với thực tiễn quốc tế. Liên quan đến khoản 4, điều 2 của dự thảo Luật, Ủy viên Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Huỳnh Minh Thiện, góp ý:

Đồng quan điểm với đại biểu Võ Thị Dung, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, hành vi “gia nhập” đã nằm trong chuỗi hành vi của “ký kết” như giải thích tại điều 2 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Tên gọi Luật Điều ước quốc tế vừa ngắn gọn, vừa đảm bảo sự bao quát đối với phạm vi điều chỉnh của Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng không cần thiết thay đổi tên gọi của Luật vì đã thể hiện được đầy đủ nội hàm, phạm vi điều chỉnh của Luật. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tỏ ra băn khoăn một số quy định của dự thảo Luật:

Với nội dung về giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, một số ý kiến cho rằng việc giám sát này khác với các hoạt động giám sát khác của Quốc hội là giám sát việc thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, kết quả giám sát có thể dẫn đến đề nghị rút khỏi, tạm đình chỉ, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế.

Với riêng góp ý về việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đại biểu Trần Hoàng Ngân, góp ý kiến:

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.