028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

“Tạo kế sinh nhai cho người dân sống vùng rừng để giảm nạn khai thác rừng trái phép”

(VOH) - Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang bị suy giảm, độ che phủ bị suy giảm nghiêm trọng nhất là đối với rừng tự nhiên. Mặc dù nhiều năm nay thực hiện một số chương trình phát triển rừng trồng hộ che phủ của rừng trồng đã được cải thiện nhiều nhưng thực tế nạn khai thác lâm sản trái phép ở các tán rừng tự nhiên vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ và lâm tặc ngày càng trở nên táo tợn hơn. Ở khu vực Miền Trung, nơi thường xuyên gánh thiên tai bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của phần lớn có tác động không nhỏ bởi tình trạng chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Tìm hiểu về thực trạng này cũng như đi tìm giải pháp khắc phục, phóng viên Đài TNND TP.HCM có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Lân- Điều phối viên Liên minh đất rừng.
Cần có những nghiên cứu cụ thể vùng này vùng kia để có giải pháp hoặc công cụ hỗ trợ kỹ thuật để giúp cho người dân sống vùng rừng có sinh kế nuôi sống bản thân không khai thác rừng trái phép. (ảnh: VOV)


 
Thưa ông, xin ông cho biết một vài nét về vấn đề phát triển rừng ở khu vực Miền Trung đặc biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế?

Đất rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như ở Miền Trung nói chung, tình trạng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm, rừng trồng thì ngày càng tăng lên, nhìn chung thì độ che phủ của rừng càng ngày càng tăng, chúng ta mong muốn là độ che phủ rừng ở Việt Nam đến năm 2015 là 40% hoặc 43% là đạt yêu cầu. Ở Thừa Thiên Huế có một số nơi chẳng hạn như Nam Đông độ che phủ lên đến hơn 70%, đây là một con số hoàn toàn ấn tượng. Tuy nhiên, nếu nói về chức năng che phủ thì phụ thuộc vào rằng keo và cao su, độ che phủ là vậy nhưng thực tế chức năng của rừng trồng không thể bằng rừng tự nhiên. Cũng rất là mong muốn độ che phủ này được cân bằng bảo tồn rừng và phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên đất tài nguyên rừng.

Không phải đến bây giờ người ta mới nói đến những tác hại của việc khai thác rừng bừa bãi, ước tính với nạn nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước, ngoài ra sẽ còn là thiếu thực phẩm vì không có nước để tưới tiêu. Vậy thực trạng phá rừng tại khu vực miền Trung diễn ra như thế nào thưa ông?

Nhu cầu về lâm sản kể cả ngoài gỗ ngày càng tăng, nhà cửa và đồ gia dụng và việc khai thác gỗ bất hợp pháp, khai thác trộm vẫn diễn ra thường xuyên ở Thừa Thiên Huế, nếu chúng ta nhìn thấy từ xa thì những cánh rừng rất xanh, rất đẹp nhưng bên trong thì những loại gỗ quỹ, gỗ to càng ngày càng giảm. Có một ví dụ thế này, năm 2006 có một cơn lũ rất lớn ở Miền Trung, trên dòng sông Thu Bồn gỗ lớn trôi về rất nhiều, người dân đua nhau vớt, chứng tỏ rằng việc khai thác gỗ trộm là vấn đề rất nan giải và khó giải quyết ở Miền Trung hiện nay.

Như ông đã cho biết, việc khai thác lâm sản vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng nhiều, hằng ngày vẫn có rất nhiều người âm thầm vào rừng kiếm kế sinh nhai, họ không biết mình vi phạm pháp luật hay vì nguyên do nào khác?

Thực ra thì đó là những trường hợp cá biệt, bởi vì sinh kế của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên, khi mà sinh kế của người dân không được bảo đảm thì người ta buộc phải khai thác tài nguyên để bù đắp thiếu hụt sinh kế. Năng lực nhận thức của người dân, lực lượng bảo vệ rừng cũng phải được nâng lên, để người ta xem rừng không chỉ là tài nguyên quốc gia và đó cũng là môi trường thiếu rừng thì con người không thể sống được. Vấn đề quan trọng nữa là Luật pháp của chúng ta cũng phải được thực thi nghiêm, phải có những chế tài thực thi trong thực tế. Khi bắt được những vụ việc phá rừng hoặc lạm dụng quyền lực thì phải được thực hiện nghiêm không thể có tình trạng xử lý người dân thì nặng mà xử lý cán bộ vi phạm thì nhẹ.

Vậy theo ông làm thế nào để có thể tạo kế sinh nhai cho người dân sống ở vùng rừng, nhất là vùng có người dân tộc thiểu số, đây cũng là vấn đề sẽ được quan tâm sát sao trong kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội đang diễn ra?

Không phải sinh kế của vùng nào cũng giống vùng nào. Trước tiên phải có khảo sát cơ bản xem nhu cầu của người dân trong việc cải thiện sinh kế như thế nào. Có thể đối với cộng đồng người Kinh rất muốn khai thác biến sản phẩm trên rừng thành sản phẩm hàng hóa để bán cho nhà máy và xí nghiệp, còn cộng đồng người dân tộc thiểu số thì sinh kế của họ khác là thu nhập hằng ngày cho việc tự cung tự cấp, đảm bảo người không khai thác rừng, cần có những nghiên cứu cụ thể vùng này vùng kia mới có giải pháp hoặc là công cụ hỗ trợ kỹ thuật để giúp cho người dân có sinh kế nuôi sống bản thân.

Xin cảm ơn ông.

Thanh Xuân
;