Chờ...

Thảo luận Tổ về Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

(VOH) - Thảo luận tại Tổ về Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), các đại biểu quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều này nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư mang tính đặc thù, phản ảnh bản chất của mối quan hệ đối tác công và tư...

Thảo luận tại Tổ, đa số các ý kiến cho rằng quy định tại dự thảo Luật đã làm rõ được phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật, cũng như khẳng định được mục tiêu của hoạt động đầu tư PPP nhằm thu hút khu vực tư nhân đầu tư phát triển công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 11/11. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Góp ý về lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP, các đại biểu đồng tình với quy định như dự thảo Luật, theo đó xác định cụ thể 7 lĩnh vực đầu tư PPP, đồng thời có quy định mở về việc bổ sung các lĩnh vực đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm tính linh hoạt đối với các lĩnh vực PPP phát sinh trong tương lai. Một số ý kiến còn băn khoăn việc quy định về lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP như dự thảo Luật còn chung chung, chưa xác định rõ lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo phương thức này. Dự án Luật cần xác định tập trung vào một số lĩnh vực đầu tư nhất định, quan tâm tới các lĩnh vực đầu tư có nhiều tác động và tính lan tỏa cao trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại biểu Phạm Phú Quốc, đoàn thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm về quy mô dự án theo phương thức PPP: "Đồng quan điểm về quy định quy mô của dự án vì có nhiều hình thức vốn để huy động vốn xã hội, nhưng nếu đi vào hợp tác công - tư trong đó có cả Nhà nước và các thành phần kinh tế khác thì vấn đề chúng ta quản lý vốn nhà nước và các thành phần kinh tế rõ thì cần quy định quy mô dự án theo đó sẽ thẩm định, kiểm tra, giám sát và vận hành, hỗ trợ".

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cân nhắc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP là 200 tỷ đồng "bởi vì số tiền 200 tỷ đồng mới triển khai hợp tác công tư nên tùy lĩnh vực. Có nhưng lĩnh vực thì số tiền này là thấp, nhưng có lĩnh vực thì số tiền này là quá lớn. Nên ủy quyền cho Chính phủ quy định chi tiết tổng mức đầu tư để chúng ta thu hút vốn của lĩnh vực tư vào khu vực dịch vụ công".

Còn theo đại biểu Nguyễn Việt Dũng, dự thảo luật này cần quy định rõ thêm trách nhiệm, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm giám sát của Nhà nước đối với dự án PPP. Từ thực tế các dự án PPP đã triển khai trong thời gian qua, điển hình là các dự án giao thông BOT, đại biểu Dũng cho rằng việc giám sát của Nhà nước với các dự án này là rất lỏng lẻo. "Vừa rồi bà con đến quay hình tại các trạm thì cũng bị lên án hay vi phạm luật. Vì người ta đóng tiền nên người ta có quyền giám sát. Phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giám sát các chỉ số trong hợp đồng đưa vào. Đặc biệt vai trò giám sát của cộng dồng. Ngay từ khi xây dựng dự án PPP và tổ chức đấu thầu" - Đại biểu Nguyễn Việt Dũng dẫn chứng.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020Với 426 đại biểu tán thành (88,2%), sáng 11/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

 

Tạm đình chỉ công tác Thượng úy Công an tát nhân viên bán hàng: Công an tỉnh Thái Nguyên đã tạm đình chỉ công tác thời hạn 1 tháng đối với Thượng úy Nguyễn Xô Việt - cán bộ Công an thị xã Phổ Yên, người bị tố tát nhân viên bán hàng tại trạm dừng nghỉ Hải ...