Thảo luận về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền: Cần bổ sung quy định về tính bảo mật của thông tin

(VOH) - Trong buổi chiều 22/5, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền. Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho biết, dự luật đã được điều chỉnh sau khi các đại biểu góp ý trong kỳ họp trước, tức kỳ họp lần thứ 2 Quốc hội khóa 13.
Đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm phát biểu ý kiến về dự án Luật Phòng chống rửa tiền tại hội trường. Ảnh: SGGP

Trong phần thảo luận, cho ý kiến, các đại biểu cho rằng, quốc hội xem xét bổ sung quy định về tính bảo mật của thông tin. Theo quy định tại dự thảo thì những nhà tư vấn, luật sư phải cung cấp thông tin khi có ai đó bị nghi vấn rửa tiền. Như vậy thì rất nguy hiểm cho cá nhân luật sư và nhà tư vấn, vì nếu thông tin này bị lộ ra thì chắc chắc luật sư và tư vấn phải bỏ nghề. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TPHCM kiến nghị:

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thể hiện sự cam kết của Nhà nước ta với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên thế giới, trong dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý các hành vi rửa tiền cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật hình sự.    

Các đại biểu đề nghị không đưa nội dung “tài trợ khủng bố” vào Luật này mà nên quy định trong một luật riêng vì hoạt động khủng bố là hoạt động phức tạp, khó xác định rõ ràng và liên quan đến an ninh quốc gia, tùy hành vi vi phạm mà áp dụng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự phù hợp và theo dự thảo Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì nội dung “tài trợ khủng bố” đã được bỏ khỏi phạm vi điều chỉnh, mặt khác, khái niệm khủng bố và tài trợ khủng bố, cùng nhiều nội dung trong dự thảo Luật cũng chưa rõ ràng, nguồn gốc tài chính trong hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố là khác nhau. Và điều quan trọng nữa là Luật phòng, chống khủng bố đang được chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 tới.

Luật cũng cần quy định trách nhiệm của các cơ quan thực thi, nhất là vấn đề bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Chẳng hạn: trong trường hợp có nghi vấn rửa tiền thì các hoạt động giao dịch bị niêm phong. Nhưng sau đó phát hiện giao dịch bình thường không có vi phạm thì ai là người bồi thường thiệt hại. Đại biều Trần Dương Tuấn, đoàn Bến Tre kiến nghị:

Bên cạnh đó, tính thống nhất giữa quy định về khái niệm “rửa tiền” và các khái niệm khác tại Luật này và các bộ luật khác cũng được đặt ra. Bộ luật tố tụng hình sự về hành vi phạm tội để tránh tình trạng một số hành vi chỉ bị xử lý hành chính dù mức vi phạm là nghiêm trọng, trong khi có một số hành vi vì chưa được quy định trong Bộ luật hình sự mà không thể xử lý được. Đại biểu Đỗ Văn Đương, đoàn TPHCM nói:

Đại biểu Trần Du Lịch, đoàn TPHCM cũng cho rằng:

Trả lời câu hỏi của phóng viên Đài, tại sao Việt Nam đã có cơ quan phòng chống rửa tiền, và số vụ rửa tiền tại Việt Nam có thể là không ít nhưng số vụ phạm pháp bắt được lại rất ít, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội nói: