Đăng ký tìm việc làm. |
Một công ty gỗ thuộc Khu công nghiệp Bàu Xéo, Đồng Nai hiện
đăng tuyển vài ngàn lao động thế nhưng mỗi ngày chỉ nhận chưa đến 10 hồ sơ.
Những ngày này, công ty phải cử nhân viên về Trà Vinh cùng một số tỉnh miền Tây
“săn” lao động; Công ty Samho cũng đăng tuyển vài ngàn lao động, nhưng không hi
vọng nhiều. Bà Lê Hải Liễu-Tổng Giám đốc Công ty Gỗ Đức Thành cũng cho biết,
thời điểm này công ty đang tuyển lao động rất chật vật và khó khăn. Bà cho biết:
Từ 10 ngày nay, Công ty TNHH In Ấn và Quảng cáo Thiên Ân chuyên làm lịch và các loại hộp giấy đã rầm rộ tuyển lao động thời vụ với số lượng không hạn chế, đặc biệt ở vị trí giao hàng. Nhìn thấy sự khó khăn trong việc tuyển dụng do thị trường cung - cầu quá chênh lệch hiện nay, công ty đã tính đến phương án sẽ tuyển dụng sinh viên làm theo giờ. Một công ty khác chuyên về dịch vụ, nhà hàng thì đã sớm thông báo tuyển dụng 20 lao động làm việc ở các vị trí quầy bar, bàn và phụ bếp từ đầu quý IV với mức lương khởi điểm là 3 triệu đồng/tháng, bảo đảm các chế độ về BHXH, BHTY. Tuy nhiên, đến nay đã hơn một tháng họ mới chỉ tuyển được 1/3 số lượng.
Một đại diện của Công ty TNHH Thuận Hưng chuyên sản xuất hạt nhựa thì cho rằng: Tình trạng công nhân bỏ việc vào dịp cuối năm rất nhiều, họ đòi tăng lương, giảm làm ca, tăng tiền thưởng….nếu không sẽ bỏ ra ngoài làm việc thời vụ với mức thù lao cao hơn. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, vị này nói thêm:
Còn theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM thì nhu cầu tuyển dụng lao động trong 2 tháng cuối năm tăng cao, khoảng 50 ngàn người, trong đó lao động phổ thông chiếm tới 40%. Vậy nhưng, nguồn cung cho đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Ông Trần Anh Tuấn, PGĐ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực TP HCM nhận định:
Tại một số trung tâm giới thiệu việc làm uy tín, dù thu hút khá nhiều lao động cho các ngành nghề khác nhau nhưng nhóm lao động phổ thông vẫn khá ít trong những ngày qua. Theo dự báo, thị trường cũng cần khoảng 20 ngàn sinh viên làm việc thời vụ, thế nhưng theo anh Nguyễn Trọng Hoàng - phó trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên thì hiện nay, sinh viên đã “kĩ tính” hơn trong việc lựa chọn công việc, thậm chí sẵn sàng bỏ cơ hội làm việc nếu như không có sự đãi ngộ thích đáng:
Theo các chuyên gia kinh tế, khó khăn cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lại là cơ hội tìm việc của lao động. Hiện nay cơ hội tìm việc làm đối với lao động không khó, vì vậy mặc dù đã có việc làm nhưng họ vẫn thường “nhảy việc”. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này đó là bất cập về chính sách lương cho người lao động. Hiện, mặt bằng lương tối thiểu nói chung thấp (khoảng trên 1 triệu đồng/người/tháng), lại duy trì nhiều năm nay với mức tăng dè dặt trong khi giá cả đang ngày càng leo thang. Với mức lương khoảng 1,5 triệu đồng cũng khó có thể yên tâm làm việc bởi họ phải trang trải cho các chi phí cho ăn uống, sinh hoạt, nên khoản dành dụm gửi về cho gia đình không được như kỳ vọng. Trong khi đó, ở khu vực phía Bắc, miền Trung, các khu công nghiệp cũng mọc lên ngày càng dày đặc. Vì thế, nhiều người lao động đã chấp nhận mức lương tại địa phương, tuy thấp hơn nhưng bù lại không phải làm việc trong điều kiện xa nhà. Một công nhân cho biết:
Mặc dù biết rõ những rào cản trong quá trình tuyển dụng nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp làm ăn tốt cũng không thể mạnh tay tăng quá cao so với mặt bằng chung. Họ chỉ có thể căn cứ vào mức lương khởi điểm để bù đắp các phụ phí khác. Tuy nhiên theo Bà Nguyễn Thị Ánh Thư-Chủ tịch Liên Đoàn Lao động Huyện Củ Chi thì:
Một nguyên nhân nữa được cho là khá quan trọng khiến cho ngày càng khan hiếm lao động là hiện nay các chính sách an sinh xã hội của doanh nghiệp chưa tạo cho người lao động có đời sống ổn định để họ yên tâm, gắn bó với công việc; chưa xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh để gắn kết người lao động ; chưa có giải pháp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho công nhân.
Theo báo cáo xu hướng Lao động từ Tổng cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nhu cầu về lao động phổ thông ở nước ta trong một vài năm tới vẫn ở mức cao. Số lao động có việc làm tại Việt Nam từ mức trên 48 triệu năm 2009 sẽ đạt mức sấp sĩ 57 triệu vào năm 2020. Đến năm 2020, cung lao động vẫn tăng trội hơn về số lượng so với nhu cầu và nếu như không phù hợp về cơ cấu cũng như chất lượng, sẽ tiếp tục tạo thêm áp lực việc làm và khó giảm được tỷ lệ thất nghiệp.
Nếu không nhanh chóng có những giải pháp cấp bách ở cả tầm vĩ mô và vi mô, đặc biệt là đề ra những chính sách hữu hiệu để giữ chân người lao động thì việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân lực là điều không thể tránh khỏi, không chỉ riêng vào thời điểm cuối năm.