Thu phí ô tô vào nội thành, có hạn chế được kẹt xe?

(VOH) - Mới đây lãnh đạo Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong có đề xuất với các cơ quan chức năng một phương án để hạn chế ùn tắc giao thông tại TPHCM. Tuy nhiên, sau khi phương án này đươc công bố, hiện nó trở thành một chủ đề bàn luận khá sôi nổi.

Theo phương án của Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, thì xe ô tô, xe tải vào khu vực trung tâm gồm quận 1 và quận 3 sẽ phải nộp phí. Mức phí được đề xuất là 30.000 đối với ô tô từ 4 đến 7 chỗ, xe tải là 50 ngàn đồng. Phát biểu với báo chí ông Lâm Thiếu Quân, tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong cho rằng, đây là giải pháp sẽ giúp giảm đến 40% lượng xe ô tô đi vào khu vực nội thành.

Tuy nhiên, dư luận đang còn rất dè dặt với đề xuất này. Nhiều ý cho rằng, trước đây do chúng ta thiếu tầm nhìn nên hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều ý kiến cho rằng, người dân đang được khuyến khích đi xe buýt tuy nhiên ta là chưa có bãi đậu xe nên không còn cách nào khách là họ phải đi ô tô hay xe máy vào trung tâm TP. Hơn nữa tình trạng kẹt xe hiện nay diễn ra trên diện rộng, không chỉ ở nội thành mà bây giờ xu hướng kẹt xe diễn ra ở ngoại thành ngày càng nghiêm trọng hơn.

 
Thu phí ô tô vào nội thành - một chủ đề bàn luận khá sôi nổi (ành: SGGP)

Đó là chưa kể khu vực nội thành TP.HCM hiện nay không cho các loại xe tải nặng lưu thông mà chỉ có ôtô tải trọng nhỏ chở hàng hóa, thực phẩm cho các siêu thị, cửa hàng... Nếu thu phí lưu thông với xe tải loại này chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao, và ai phải chịu điều đó? Vì vậy, khi nghiên cứu dự án nên thật sự nghĩ cho lợi ích của người dân chứ không chỉ từ mục đích chủ quan của những người lập dự án.

Do vậy, nên đặt mục đích hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc chứ không phải thu được nhiều phí lên hàng đầu. đồng tình với quan điểm này ông Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch Hội xây dựng TPHCM cũng lưu ý rằng, đầu tư xây trạm kiểm soát việc thu phí phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Song hiệu quả mang lại thì chưa biết thế nào vì giới tài xế có nhiều cách để né trạm. Chúng ta phải thấy rằng, ùn tắc giao thông trên địa bàn TP có rất nhiều nguyên nhân, chớ không phải mỗi nguyên nhân do ô tô gây ra. Ông Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch thường trực Hội xây dựng TPHCM cho rằng, ở TPHCM quận nào cũng kẹt xe sao lại chỉ hạn chế xe ô tô vô trung tâm, vậy còn các quận khác thì sao? Cho nên giải pháp này có giảm bớt kẹt xe cho TP? Làm vậy không khéo giao thông ở các quận khác sẽ tồi tệ thêm. Ông Sanh nói:

Đó là yếu tố xã hội, đô thị còn về khía cạnh kinh tế, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, đề xuất này không ổn, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Không ổn là vì đối tượng ôtô bị thu phí theo đề xuất của dự án chưa hợp lý. Mục tiêu của việc thu phí là hạn chế ôtô cá nhân nhưng tại sao lại thu của cả taxi và xe tải chở hàng? Taxi là một loại phương tiện giao thông vận chuyển hành khách công cộng, nếu thu phí đối với taxi sẽ đẩy giá lên cao thì người đi taxi sẽ chịu thiệt. Ông Tạ Long Hỷ, Tổng giám đốc taxi Vinasun cho rằng: nếu nói thu phí nhằm mục đích chống kẹt xe là không đúng. Lý do là nó sẽ làm đảo lộn trật tự đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách công cộng, trong đó có taxi. Taxi hiện đã được pháp luật công nhận là phương tiện vận tải hành khách công cộng. Bây giờ lại coi như xe cá nhân để thu phí thì rất khó hiểu. Hiện nay, chỉ riêng khu vực trung tâm quận 1, quận 3 mỗi ngày taxi chuyên chở khoảng 10 ngàn lượt khách. Chính vì vậy ông Hỷ dự báo, nếu thu phí nó sẽ phát sinh 2 vấn đề. Thứ 1 là đội ngũ lái xe taxi sẽ tập trung hết vào trung tâm vào mỗi sáng để chỉ trả phí một lần. Sau đó taxi chỉ chạy vòng vòng ở trung tâm. Nếu có khách hàng thuê chạy ra ngoài với cự ly ngắn thì họ sẽ không đi. Chẳng hạn từ quận Nhất đến Phú Nhuận cước phí chỉ khoảng 30 ngàn, trong khi họ chạy ra quay trở lại phải đóng phí mất 30 ngàn. Đó là lý do mà taxi sẽ tập trung nhiều ở tâm dễn gây nên kẹt xe ở khu vực này. Khả năng thứ 2 là người dân sẽ phải gánh thêm gánh nạng tài chánh vì chi phí tăng thì giá cước sẽ tăng. Ông Hỷ dẫn chứng thêm.

Việc kéo giảm ùn tắc phải tính cho toàn TP chứ không chỉ một khu vực. Việc lập vành đai thu phí khu vực Q1, Q3 sẽ khó phát huy tác dụng giảm kẹt xe cho cả TP. Nhiều nhà chuyên môn đã lên tiếng là hãy thận trọng với phương án chưa có tiền lệ tại Việt Nam./.