Thừa phát lại xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội

(VOH) - Thảo luận tại phiên họp sáng nay 20/11, về tổng kết việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36 của Quốc hội, đa số ý kiến ĐBQH cho rằng: Báo cáo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Thừa phát lại tương đối đầy đủ, chi tiết, đánh giá được những kết quả đạt được, đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế và những giải pháp khắc phục. Hoạt động Thừa phát lại đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo lập một loại hình pháp lý mới để người dân lựa chọn.

Tuy nhiên, thực tiễn thí điểm trong thời gian qua cho thấy, kết quả hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án của Thừa phát lại nêu trên còn thấp. Mặt khác, các quy định của Chính phủ về hoạt động này chưa tạo điều kiện đầy đủ cho Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại hoạt động, nhất là nhiệm vụ, quyền hạn không ngang bằng với Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự...

ĐBQH Phạm Văn Hà - đoàn Nghệ An trong phiên thảo luận sáng nay 20/11

Đại biểu Phạm Văn Hà - đoàn Nghệ An tỏ ra băn khoăn:

Đáng chú ý, do đang thí điểm nên hiểu biết của người dân, xã hội đối với chế định Thừa phát lại chưa nhiều. Ngoài ra, hoạt động của một số Văn phòng Thừa phát lại được đánh giá là chưa đồng đều ở các địa phương thí điểm và ở các mảng công việc. Việc chuyển giao văn bản tống đạt giữa Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự với các Văn phòng Thừa phát lại không đều, không thường xuyên; việc thực hiện tống đạt văn bản còn sai sót, vi phạm. Một số trường hợp lập vi bằng không đúng thẩm quyền; chất lượng vi bằng chưa cao, còn có tâm lý chạy theo lợi nhuận.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền - đoàn Lâm Đồng cho rằng:

Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin để thực hiện việc xác minh; thiếu sự hợp tác của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan; thực hiện xác minh điều kiện thi hành án chưa chính xác. Số vụ việc trực tiếp tổ chức thi hành án còn ít, cá biệt có Văn phòng chưa tiếp nhận, tổ chức thi hành vụ việc nào, chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức thi hành án dân sự của các Văn phòng Thừa phát lại còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm…

Về chất lượng hoạt động Thừa phát lại, một số văn phòng Thừa phát lại còn những sai sót, ảnh hưởng tới niềm tin và sự lựa chọn dịch vụ của người dân cũng như các cơ quan Nhà nước. Sai sót phổ biến là: việc tống đạt văn bản nhiều trường hợp không đúng quy trình, thủ tục, yêu cầu theo quy định dẫn đến một số trường hợp phải hoãn phiên tòa; xác minh điều kiện thi hành không chính xác, niêm yết thông báo không đúng trình tự, thủ tục theo quy định; chất lượng vi bằng chưa cao, một số trường hợp lập vi bằng của Thừa phát lại chồng chéo với hoạt động công chứng...

Đại biểu Huỳnh Thành Lập - Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM đề nghị:

Trước đó, cũng trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; thảo luận và cho ý kiến đối với việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Bình luận