Thủy điện nhỏ thì nhiều nhưng hiệu quả khai thác lại ít
Với 424 dự án thủy điện bị loại bỏ khỏi quy hoạch, 136 dự án tạm dừng, 158 dự án tiếp tục được đánh giá rà soát và 172 vị trí tiềm năng không được xem xét đưa vào quy hoạch,… Như vậy trên cả nước hiện còn lại 815 dự án, công trình thủy điện (24.334 MW). Trong số đó có 268 dự án đang vận hành (14.240MW), 205 dự án đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến 2017 (6.198MW). Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch thủy điện thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề lớn,... Đây cũng chính là những vấn đề trọng tâm được các ĐBQH “mổ xẻ”, góp ý trong phiên làm việc tại tổ chiều 1/11, cho tờ trình của Chính phủ trong việc rà soát, bổ sung Nghị quyết số 40 năm 2012 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể thủy điện.
Tại phiên thảo luận tổ, đa số ý kiến ĐBQH đồng tình với kết quả rà soát quy hoạch thủy điện mà Chính phủ đã trình cho Quốc hội. Đáng chú ý 2 dự án thủy điện bậc thang là Đồng Nai 6 và 6A mà Chính phủ đã quyết định loại khỏi quy hoạch nhận được sự hoan nghênh của rất nhiều đại biểu. Đại biểu Nguyễn Thanh Phương - Đoàn thành phố Cần Thơ nêu: Thủy điện nhỏ bị loại bỏ nhiều khỏi quy hoạch thì tốn kém với Nhà nước bao nhiêu, với doanh nghiệp bao nhiêu? Đây cũng là câu hỏi được nhiều đại biểu khác đưa ra. Các đại biểu cho rằng việc dừng, loại bỏ dự án chắc chắn gây thiệt hại đối với Nhà nước, doanh nghiệp và yêu cầu Chính phủ phải có báo cáo rõ ràng về con số thiệt hại, tuy nhiên báo cáo Chính phủ không đưa ra được thông tin này. Chính phủ cần làm rõ hậu quả mang lại từ việc hủy bỏ, dừng và điều chỉnh các dự án thủy điện. ĐBQH Nguyễn Thanh Phương - Đoàn thành phố Cần Thơ cho rằng:
Còn đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hòa Bình thì thẳng thắn: Ai quyết định quy hoạch, đầu tư sai thì trách nhiệm ra sao? Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, đề nghị:
ĐBQH Huỳnh Minh Thiện - Đoàn TP.HCM cho biết, thực tế có ĐBQH còn phản ánh có hiện tượng “nhân bản quy hoạch” trong quy hoạch thủy điện, khiến tình trạng rơi vào thế nở rộ, khó kiểm soát như hiện nay. Ngoài ra, các ĐBQH bức xúc về việc thủy điện xả lũ gây ngập cho hạ du làm dân thiệt hại nặng, không trồng rừng thay thế theo đúng quy định, đời sống người dân bị di dời phục vụ cho nhà máy thủy điện không đảm bảo, tác động kinh tế - xã hội - môi trường chưa được chú trọng đúng mức.

Nói về vấn đề quy hoạch dự án thủy điện, ĐBQH Võ Thị Dung - Đoàn TP.HCM tỏ ra băn khoăn:
Cũng trong phiên thảo luận tại tổ chiều qua, các ĐBQH đã góp ý cho 8 Chương, 76 điều của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Ý kiến của đa số ĐBQH tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Công chứng năm 2006, đổi tên dự án thành Luật Công chứng (sửa đổi). Tuy nhiên, qua giám sát, khảo sát và báo cáo của một số cơ quan, tổ chức, địa phương, nhiều đại biểu nhìn nhận: Quá trình tổ chức và hoạt động công chứng trong thời gian qua còn bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, cần được sớm giải quyết nhưng chưa được đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ trong dự thảo Luật. Đó là việc xác định loại việc cần phải công chứng; phân định phạm vi nội dung cần công chứng, chứng thực; xử lý hậu quả từ việc Phòng công chứng, Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động; vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước trong việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng... ĐBQH Huỳnh Nghĩa - Đoàn thành phố Đà Nẵng, kiến nghị:
Về chủ trương xã hội hóa và quản lý tổ chức hành nghề công chứng, một số ý kiến một mặt tán thành với việc cần có quy hoạch để bảo đảm quản lý Nhà nước đối với hoạt động công chứng nhưng còn băn khoăn vì hiện nay, trình độ phát triển của các vùng miền trên cả nước chưa đồng đều, nhận thức cũng như nhu cầu về hoạt động công chứng trong dân cư có sự khác biệt giữa các vùng miền, nên khó có điều kiện phát triển thêm các Văn phòng công chứng tư nhân tại các địa bàn nông thôn xa trung tâm, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn,... như quy hoạch đã đề ra.
Trong phiên làm việc toàn thể tại hội trường sáng nay 2/11, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2014; góp ý cho phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 và thảo luận kết quả sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.