Tiếp tục giữ gìn thành quả chống dịch để tái cơ cấu nền kinh tế

(VOH) - Chiều 8/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về nhiều nội dung, trong đó có báo cáo kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước.

Đánh giá về những tổn thất dịch bệnh COVID-19 mang đến cho nền kinh tế, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục giữ gìn thành quả chống dịch để tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo một số đại biểu thời gian qua chúng ta đã chống dịch hiệu quả, do đó trong thời gian tới, để duy trì được thành quả này, chúng ta cần có những chính sách để làm thúc đẩy tái cơ cấu, giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội. Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc ổn định kinh tế vĩ mô phải đặt lên hàng đầu.

Từ khi thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đi vào ổn định, 5 năm qua chúng ta kiểm soát tốt lạm phát, đảm bảo thặng dư cán cân thương mại, đảm bảo dự trữ ngoại hối nên kinh tế liên tục tăng trưởng. Bên cạnh đó phải có giải pháp dài hạn tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.

Toàn cảnh phiên họp quốc hội sáng 8/6

Toàn cảnh phiên họp sáng 8/6

COVID-19 thời gian qua đã làm đứt gãy nguồn cung và kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, theo dự báo kinh tế thế giới sẽ suy giảm -3%. Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên nhiều chính sách triển khai còn chậm, chưa thực sự hiệu quả, do đó, cần có những đánh giá kỹ hơn trong những tháng đầu năm này. Đại biểu Trần Anh Tuấn, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chúng ta phải nhìn nhận lại các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là những quý cuối năm. Các chính sách này đã thực thi và triển khai như thế nào để đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ này như thế nào?.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh ngân sách và tăng trưởng kinh tế khó khăn cần phải tiết kiệm chi tiêu ngân sách, kiểm soát chi tiêu đặc biệt là chi tiêu thường xuyên, đầu tư công phải có trọng tâm trọng điểm. "Quốc hội cần phải đặt ra vấn đề tiết kiệm chi tiêu, chi tiêu ngân sách, nhắm vào các dự án có khả năng giải ngân tốt, nhu cầu phát triển đi vào sử dụng hiệu quả", đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị.

Cũng tại phiên thảo luận một số đại biểu cho rằng chính phủ cần xem xét lựa chọn giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó những chính sách ban hành cần cụ thể hơn, sát thực hơn, đúng đối tượng hỗ trợ. Bởi lẽ những dự báo ngày hôm nay có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách trong thời gian tới. Chính phủ cần đưa ra các định hướng cụ thể về lĩnh vực cần ưu tiên, chứ không nên thả nổi và đưa ra chính sách chung chung, đánh giá tình hình chung chung.

Bộ Công an ra mắt Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh: Sáng 8/6, diễn ra lễ ra mắt Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công An).

 

 Từ chính sách đến điểm tựa cho người lao động: Phát huy vai trò BHTN trong mùa dịchChính sách bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của chính sách an sinh xã hội, có vai trò đảm bảo đời sống cho người thất ..